Người xưa vô cùng chú ý tới những quy tắc ngầm của cuộc sống. Những điều này là do người xưa truyền lại qua nhiều thế hệ và nó mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Có một câu thế này: “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo”, ý nghĩa là gì?
"40 không lấy vợ"
Sở dĩ ngày xưa có câu “40 tuổi không lấy vợ” thì chúng ra cần hiểu rõ về hoàn cảnh xã hội và môi trường sống lúc bấy giờ. Theo đó, thứ nhất, trong xã hội phong kiến, người xưa thường kết hôn khi còn rất trẻ. Các cô gái 15, 16 tuổi đã lấy chồng. Còn đàn ông cũng lấy vợ khi 17, 18 tuổi. Khi 24, 25 tuổi mà vẫn chưa cưới được vợ thì đã được coi là “ế vợ”.
Thứ hai, tuổi thọ của người dân thời xưa thường không cao, trung bình chỉ từ 40 – 50 tuổi. Nhiều người thậm chí không sống được đến 40 tuổi do mức sống thấp, thiếu bác sĩ, thuốc men, không may gặp phải nạn đói hay thảm họa tự nhiên...
Đàn ông thời xưa tầm 40, 50 tuổi đã được coi là tuổi cao. Ở tuổi này, nếu lập gia đình sớm thì họ đều đã trở thành ông nội, ông ngoại và có cháu ẵm bồng. Do đó, khi đàn ông tuổi “gần đất xa trời” mới lấy vợ thì không còn nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình, khó có thể nuôi dạy con cái đến khi trưởng thành.
Thứ ba, trong xã hội phong kiến, chế độ đa thê khá phổ biến. Nếu đàn ông hơn 40 tuổi mà không lấy được vợ thì nhiều khả năng là do quá nghèo. Trong khi ở những gia đình giàu có, đàn ông ngoài 40 tuổi vẫn có thể lấy thêm thê thiếp. Vì vậy, câu “40 không lấy vợ” chủ yếu là có ý muốn nói đến những người đàn ông nghèo trong xã hội xưa.
Thứ tư, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ phải tuân theo cái tiêu chuẩn sống gọi là “tam tòng, tứ đức”. Tam tòng chỉ 3 điều mà những người phụ nữ xưa bắt buộc phải nghe theo và làm theo. Thứ nhất, đó là tại gia tòng phụ, có nghĩa là con gái khi còn ở nhà thì phải nghe theo cha mẹ. Thứ hai, xuất gia tòng phu, nghĩa là con gái khi được gả đi rồi thì phải nhất nhất nghe theo chồng. Cuối cùng là phu tử tòng tử, nghĩa là nếu chồng qua đời thì phải theo con, nuôi con trưởng thành và những việc trọng đại sau này đều do con trai quyết định.
Tứ đức bao gồm công, dung, ngôn, hạnh.
Tuy nhiên, dù xã hội phong kiến có những quy tắc đạo đức nghiêm ngặt như vậy nhưng vẫn có những ngoại lệ dành cho các gia đình giàu có. Ngược lại, những người đàn ông nghèo thời xưa đã ngoài 40 tuổi thì rất khó để tìm được người vợ. Bởi những người phụ nữ đã từng lập gia đình rất ít khi tái giá.
Với mấy lý do trên, có thể thấy rằng khi một người đàn ông nghèo đến tuổi 40 mà vẫn chưa lấy vợ thì người này thường sẽ độc thân. Họ thường nhận cháu trai trong họ làm con nuôi để nương tựa những năm tháng cuối đời.
Đây cũng là hoàn cảnh của những người đàn ông lớn tuổi độc thân ở nông thôn trong xã hội xưa.
“50 không may quần áo” nghĩa là gì?
Vào thời xưa, đời sống của nhiều người dân còn rất khó khăn. Họ không chỉ thiếu mặc, thiếu thuốc men mà còn thường xuyên sống trong cảnh nghèo đói. Vì vậy, nếu một người sống đến 50 tuổi, những người nghèo thời xưa thường không có tiền để may hay mua quần áo mới. Thậm chí, ngay cả khi có tiền, họ cũng sẽ để dành tiền cho con cháu mua quần áo mới.
Câu nói “50 không may quần áo” xét cho cùng có nghĩa là vào thời xưa, thông thường những người đã bước qua tuổi 50 sẽ không mua hay may quần áo mới.
Cuộc sống nghèo khổ, tuổi thọ thấp là nguyên nhân câu “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo” được lưu truyền. Câu này đã lỗi thời và dường như không còn đúng với xã hội hiện đại ngày nay. Thay vào đó, đây thực chất là câu nói để mô tả về một cuộc sống khó khăn của những người nghèo trong xã hội xưa.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ở đời tuyệt đối không tiêu tiền cho 1 loại người, nếu cố tình phạm phải thì bạn muôn đời nghèo
-
Trên đời có 1 kiểu phụ nữ càng nhìn lâu càng thấy đẹp: Bạn có phải là người đó không?
-
Đến tuổi xế chiều, cha mẹ tốt không nói 3 điều với con cái, điều đầu tiên gây bất hòa
-
Đàn ông bất tài, vô dụng, đa phần đều có 3 đặc điểm này, xung quanh bạn có ai không?
-
Tổ Tiên nhắc nhở: 'Đàn ông sợ sờ đầu, đàn bà sợ sờ eo', vì sao lại thế?