Khắc khẩu, tranh cãi
Người xưa có câu: Vợ chồng hòa thuận rồi sau đó gia đạo mới thành. Trong gia đình, chỉ khi vợ chồng chung sống hòa thuận, cùng nhau cố gắng vun vén thì gia đình mới hưng thịnh.
Trong gia đình anh em cũng cần hòa thuận thì gia đình mới không bị tiêu tan, chị em dâu hòa thuận thì không khí gia đình dễ chịu, gia đình có vợ hiền thì lo gì không giàu có, con cái hiếu thảo thì cha mẹ đâu phải lo nghĩ nhiều.
Nếu trong một gia đình, vợ chồng gặp chuyện là tranh cãi khắc khẩu, thậm chí nghiêm trọng hơn là thượng cẳng chân, như vậy sẽ rạn nứt tình cảm rồi còn ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái.
Con cái thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ khắc khẩu, bạo lực trong gia đình thì rất khó để trở thành những người có đức hạnh tốt trong tương lai. Nếu trong một gia đình mà cha mẹ, anh em, con cái xảy ra tranh cãi lẫn nhau thì sự tan rã là nhanh chóng.
Muốn giữ hòa khí gia đình, mỗi người trước hết cần chú trọng tu khẩu, đứng trước mâu thuẫn cần lùi một bước thì mọi chuyện mới tốt đẹp lên được.
Lười lao động, ham hưởng thụ
Trong gia đình nếu mọi người chỉ ăn chơi xa hoa, ham hưởng thụ thì sớm muộn cũng bại vong.
Một gia đình dù nghèo khổ đến mấy đi chăng nữa thì cần biết siêng năng làm việc, tiết kiệm chi tiêu nhất định có ngày sẽ giàu có.
Ngược lại một gia đình dù giàu có đến mất mà bắt đầu xa xỉ, hưởng thụ thì sẽ nhanh suy bại. Một gia đình muốn tồn tại được thì phải ghi nhớ không lây nhiễm những ham mê bất lương, mà trong đó đánh bạc và sử dụng chất gây nghiện là nghiêm trọng nhất. Trong gia đình một khi đã có người mắc vào những ham mê này thì chuyện suy bại chỉ là trong nháy mắt.
Dù giàu sang hay nghèo hèn thì đều cần phải lấy cần và kiệm ra để quy phạm cho chính mình. Không thể quá độ phóng túng, nếu không đó chính là tự gieo mầm họa cho chính mình và người thân.
Con cái vô lễ, quá độ cưng chiều
Cổ nhân dạy: Con trẻ được cưng chiều quá độ sẽ khó thành người tài. Con trẻ, cho dù là trai hay gái đều nên được dạy bảo nghiêm khắc, cẩn trọng.
Một đứa trẻ thường xuyên được chiều, muốn gì được nấy sẽ dần dần hình thành nên tính cách vô ơn, không sợ điều gì. Thậm chí có những đứa trẻ quá được chiều chuộng sẽ làm ra những việc tổn hại đức, thương thiên hại lý.
Nuông chiều con, tưởng là tốt cho con, nhưng lại chính là đang hại con. Trong đời người không có những cực khổ vô ích. Nếu hiện tại, cha mẹ không nỡ để con cái tự chịu khổ thì sau này chúng sẽ phải vất vả, chịu khổ hơn rất nhiều.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Có 9 người chúng ta cần "mang ơn" trong đời này, 2 người cuối cùng hiếm người nghĩ đến
-
Sống ở đời có 3 việc càng bớt được thì cuộc sống càng ''lên hương'', phú quý ngập tràn
-
Cổ nhân dạy: 'Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ', vế sau giá trị thế nào mà ai cũng phải gật gù
-
4 dấu hiệu báo trước gia đình ngày càng tụt dốc, cố gắng đến mấy cũng chẳng thể thoát nghèo
-
Cổ nhân dạy “Đừng gọi chó khi no”: Nửa vế sau mới là kinh điển mang ý nghĩa quan trọng