Trẻ chậm nói không phải là dấu hiệu chỉ số IQ cao: Cha mẹ đề phòng con kém phát triển

( PHUNUTODAY ) - Nhiều phụ huynh nhầm tưởng rằng, trẻ chậm nói là dấu hiệu của chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, thực tế có phải như vậy hay không?

Thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian nói của trẻ thường không liên quan đến chỉ số thông minh mà là biểu hiện tự nhiên của môi trường phát triển của trẻ.Tuy nhiên, theo số liệu, trẻ biết nói sớm thường thông minh hơn trẻ chậm nói.

Nếu trẻ không thể đạt được trạng thái lý tưởng về mặt biểu đạt ngôn ngữ, thì trẻ thường gặp những bất lợi hơn trong cuộc sống hàng ngày và cuộc sống sau này của con.

Tuy nhiên, nhiều người rất thắc mắc tại sao một số trẻ lại biết nói sớm và một số trẻ lại nói muộn như vậy, và đâu là lý do đằng sau những sự khác biệt này?

Những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ chậm nói

Thiếu ngôn ngữ đầu vào

Trên thực tế, nhiều người nghĩ rằng việc sinh ra và lớn lên của một đứa trẻ là một hành vi tự nhiên, và cha mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong đó.

Trong giai đoạn trẻ tập nói, nếu trẻ không nhận được một lượng lớn từ vựng và thông tin thì trẻ khó hình thành câu và diễn đạt mong muốn của mình. Do đó muốn trẻ nhanh biết nói, cha mẹ cần phải giao tiếp, nói chuyện với con nhiều hơn để cung cấp vốn từ cho bé.

Ăn cháo/cơm nát/đồ ăn nhuyễn quá lâu

Một số bé nắm bắt từ vựng rất tốt, thậm chí có bé có thể hiểu được nội dung thông tin từ môi trường xung quanh nhưng bé vẫn chưa thể nói được.

Hành vi không nói được này là do các cơ của bé không thể tự điều khiển hoàn toàn, do đó các âm tiết  phát ra hoặc là không chính xác, hoặc không biểu đạt được ý nghĩa. Nguyên nhân chủ yếu là do bé lười nhai, ăn thức ăn nhuyễn quá lâu khiến cơ miệng không có cơ hội hoạt động.

Trẻ nói muộn, cha mẹ nên rèn luyện cho bé như thế nào?

Đầu tiên, cha mẹ cần giao tiếp với con bằng nhiều cách.

Chỉ thông qua các hoạt động trao đổi khác nhau giữa cha mẹ và con cái, trẻ mới có thể cảm nhận được ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến mình.

Tất nhiên, kiểu giao tiếp đa diện này không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ, cha mẹ có thể để cho trẻ quan sát các bộ phận tạo ra âm thanh và chuyển động tạo ra âm thanh khi giao tiếp với người khác, để trẻ bắt chước.

Thứ hai, cha mẹ nên tạo môi trường giao tiếp tương ứng.

Ví dụ như cha mẹ có thể cùng con đọc một số bài đọc để trẻ có thể trải nghiệm niềm vui khi đọc sách.  Đồng thời, qua quá trình đọc, trẻ có thể để bản thân cảm nhận được sự kích thích của ngôn ngữ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đưa con ra ngoài để giao lưu với các bạn khác, vì có thể môi trường xung quanh sẽ khiến trẻ dễ tiếp thu, đặc biệt là trẻ cùng lứa tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến việc tập nói của con.

Thứ ba, dạy bé nói bằng cách gọi tên

Trước khi bắt đầu nói chuyện, mẹ nên tạo sự chú ý bằng cách gọi tên bé. Đây là âm thanh bé thường xuyên được nghe nên cũng sẽ ghi nhớ lâu nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt. Tránh tình trạng nói chuyện với bé nhưng lại nhìn sang chỗ khác, hoặc tệ hơn nữa là làm một việc khác. Bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt, bé sẽ dễ dàng đoán được ý câu nói của mẹ hơn.

Thứ tư, sao chép âm thanh của bé

Khoảng 3-4 tháng tuổi, những âm thanh “oohs”, “ahhs” sẽ dần biến thành những tiếng bập bẹ. Đây là thời điểm mà bé làm quen với các từ như “babababa”, “dadadada”.

Hãy thử dạy trẻ học nói bằng cách bắt chước lại những âm thanh mà bé phát ra. Điều này không chỉ khuyến khích trẻ làm nhiều hơn mà còn bắt đầu dạy trẻ nói chuyện. Chờ cho đến khi bé nói xong, bạn hãy nói lại những tiếng tương tự mà trẻ vừa nói.

Cuối cùng, cha mẹ nên kích thích ý chí bộc lộ của trẻ

Ví dụ, khi khả năng ngôn ngữ của con chưa vững, đôi khi con nói lắp, hoặc sử dụng một số từ vô nghĩa, hoặc không thể phát âm các từ rõ ràng sẽ khiến con cảm thấy lo lắng, xấu hổ. Nếu cha mẹ không tinh tế mà trách mắng con sẽ khiến con càng thêm mất tự tin.

Trong hoàn cảnh như vậy, cha mẹ nên khen ngợi con cái nhiều hơn, để sửa sai, đồng thời không làm tổn thương trẻ, giúp trẻ có thêm động lực học nói.

Tác giả: Thạch Thảo