Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, đau bụng có nguy hiểm không?

( PHUNUTODAY ) - Trẻ sơ sinh gần như chỉ bú sữa mẹ, nhưng không vì thế mà trẻ không gặp các vấn đề về tiêu hóa. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng không hiếm gặp. Bài viết này sẽ giúp mẹ nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nguyên nhân, cách khắc phục nó.

Dấu hiệu bé sơ sinh bị sôi bụng

Nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp bố mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như có cách chăm sóc trẻ phù hợp. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết điển hình khi trẻ bị sôi bụng:

  • Bụng trẻ phát ra âm thanh ùng ục, ọc ọc.
  • Quấy khóc, không thèm bú sữa mẹ.
  • Trẻ thường xuyên bị nôn trớ, ọc sữa.
  • Vào ban đêm, trẻ hay khóc nhiều và ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Tiêu chảy nhẹ hoặc nặng, phân lỏng hoặc toàn nước.
  • Trẻ hay bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh sôi bụng

Trẻ sơ sinh sôi bụng thường xuyên có thể do sự tắc nghẽn lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc ở vị trí khác trong cơ quan tiêu hóa. Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ đang gặp vấn đề.
  • Bé bú không đúng cách.
  • Trẻ không hấp thụ được lactose.

Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng

Để giúp trẻ sơ sinh không bị sôi bụng, mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Thay đổi tư thế cho bú khi bụng trẻ sơ sinh kêu.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống của mẹ.
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa khi trẻ sơ sinh sôi bụng kéo dài.

Phòng ngừa bé sơ sinh bị sôi bụng

Bé sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài sẽ khiến hệ tiêu hóa mất cân bằng, dẫn đến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm. Bé sẽ bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.

Chính vì vậy, mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho bé. Dưới đây là cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ tham khảo nhé:

  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu sữa mẹ hạn chế, mẹ cần chú ý ăn uống những loại thực phẩm để có nhiều sữa. Mẹ có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để dễ no hơn.
  • Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú phải dùng sữa ngoài. Bạn cần tìm hiểu kỹ các loại sữa, cách pha chế cũng như giữ vệ sinh dụng cụ pha chế sữa cho bé.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ phải cân bằng, không chứa nhiều dầu mỡ, chua, nóng… Mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ.
  • Khi cho bé bú, mẹ nên chú ý xoa bụng, vỗ lưng, lắc nhẹ người cho bé ợ để tránh sôi bụng.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng

Tương tự trẻ sơ sinh sôi bụng, bé bị đau bụng sẽ có các triệu chứng sau:

  • Trẻ khóc to hơn hoặc là khóc thét (như thể đang la hét hoặc đau đớn).
  • Trẻ khóc nhiều hơn vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối.
  • Khóc ít nhất 3 giờ trong 3 ngày/một tuần hoặc nhiều hơn trong ít nhất 3 tuần.
  • Bố mẹ thường không thể dỗ dành hoặc làm dịu trẻ trong cơn đau.
  • Khi khóc bé thường cong lưng, ưỡn ngực, nắm chặt tay
  • Bỏ ăn, khó ngủ.
  • Có thể kèm theo buồn nôn, tiêu chảy.
  • Dạ dày của bé có thể căng phồng chứa đầy hơi.
  • Hành vi khác thường hoặc gắt gỏng.

Nguyên nhân đau bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hệ tiêu hóa non nớt
  • Dị ứng sữa mẹ
  • Cơ địa nhạy cảm
  • Nuốt phải khí trong khi ăn
  • Chế độ ăn uống và lối sống của mẹ
  • Mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh

Khi nào trẻ đau bụng cần đi khám bác sĩ?

Một số triệu chứng đi kèm đau bụng mà bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ:

  • Đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải hoặc cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn. Vì trong tình huống này, đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Ói nhiều hơn 24 giờ hoặc trẻ nôn ói liên tục, ói ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch ói có màu xanh hoặc vàng, có sự xuất hiện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.
  • Đi tiêu quá nhiều, trẻ có biểu hiện mất nước, phân hôi tanh, trong phân có đàm máu.
  • Sốt cao và không có dấu hiệu hạ sốt.

Có nhiều nguyên nhân bé bị đau bụng, không phải lúc nào cũng cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá chủ quan, bởi đau bụng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, cần phải được can thiệp sớm. Mẹ không được tự ý giảm đau cho bé bằng các thuốc giảm đau vì sẽ làm lu mờ các triệu chứng của bệnh.

Điều đầu tiên bố mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho bé nằm nghỉ. Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời nhé!

Tác giả: M

Tin nên đọc