Lá trầu không
Trong lá trầu không chứa vitamin C, riboflavin, niacin và nhiều khoáng chất có tác dụng khử khuẩn, tiêu thũng, chống ngứa, tăng sức đề kháng cho da. Vì vậy, lá trầu không được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý như: mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da,…Lá chè xanhTheo y học cổ truyền phương Đông, lá chè xanh có tính hàn, vị chat ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát khuẩn, làm lành các vết thương.
Bên cạnh đó, trong lá chè xanh cong chứa EGCG cùng các tinh chất khác như: phenol, catechin có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình tái sinh cấu trúc da, tăng cường hệ miễn dịch trên da. Dùng lá chè xanh để đun nước tắm sẽ giúp chấm dứt được hiện tượng mụn nhọt, rôm sảy hiệu quả.
Lá khế chua
Theo Đông y, lá khế chua có vị chát, tính lạnh, có khả năng tản nhiệt, lợi tiểu. Đặc biệt có tác dụng trong việc trị các chứng lở, ngứa, mụn nhọt, mề đay do tích nhiệt trong người. Còn theo Tây y, lá khế chua chứa nhiều vitamin C, vitamin A,…cùng nhiều thành phần khác có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn hiệu quả trong trường hợp bị rôm sảy.
Lá mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc, có lợi cho sức khỏe về nhiều mặt, đặc biệt là về da. Trong mướp đắng chứa nhiều vitamin và nước giúp bổ sung độ ẩm, tái tạo làn da tốt. Đặc biệt với lượng vitamin C có trong loại quả này sẽ có khả năng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm. Vậy nên việc dùng mướp đắng thường xuyên sẽ giúp điều trị các bệnh ngoài da, nhất là hiện tượng rôm sảy, mụn nhọt.
Lá tía tô
Bên cạnh là một loại rau thơm, lá tía tô còn được xem là một loại thảo dược quý, có tác dụng đặc trị ho, sốt, cảm cúm. Đặc biệt, loại lá này được xem là một trong những bài thuốc điển hình trị hăm da, rôm sảy.