Trí tuệ cổ nhân: 3 chữ nhìn thấu lòng dạ con người, muốn giấu cũng không giấu nổi

( PHUNUTODAY ) - Vấn đề là hành vi có mang theo tính ẩn giấu và tính hiệu quả thực tế, về động cơ cũng tồn tại cố ý và sơ ý mắc lỗi. Hành vi tốt cũng có thể do ngụy trang, hành vi xấu cũng có thể do sơ ý mắc lỗi.

Quan sát hành vi người khác

Đầu tiên là xem xét hành vi của họ, xem xét họ làm những gì, hiện lộ ra là việc tốt hay việc xấu. Đây chính là cơ sở để đánh giá, tức là xem xét một người thì không được trước tiên suy đoán động cơ của họ là tốt hay xấu mà cần xem giá trị luân lý của bản thân hành vi họ làm.

Ở tầng thứ này, trước tiên không được vội vàng chú trọng vào động cơ của họ, nếu không khi thấy tâm tốt mà làm việc xấu thì sẽ chẳng được tha thứ, điều này không phù hợp với nguyên tắc công bằng chính trực.

Bởi vì hành vi ác có thể có động cơ tốt nhưng tạo thành tổn thương thực tế.

Xem xét hành vi của họ, xem xét họ làm những gì, hiện lộ ra là việc tốt hay việc xấu (ảnh minh họa)

Quan sát động cơ của người khác

Vấn đề là hành vi có mang theo tính ẩn giấu và tính hiệu quả thực tế, về động cơ cũng tồn tại cố ý và sơ ý mắc lỗi. Hành vi tốt cũng có thể do ngụy trang, hành vi xấu cũng có thể do sơ ý mắc lỗi.

Đây chính là tiến vào tầng thứ hai, quan sát động cơ của họ. Trước tiên về hành vi xấu có động cơ tốt là có sơ ý mắc lỗi. Về hậu quả thì ắt phải gánh trách nhiệm. Sở dĩ nói lỗi lầm của quân tử như mặt trăng mặt trời, vì ai ai cũng nhìn thấy. Con người sống ở đời chẳng thể nào mà không mắc lỗi được. Mấu chốt là khi mắc lỗi có dám nhận sai và sửa chữa hay không.

Khi đối đãi với động cơ tốt thì các cụ cho rằng cần xem xét phân biệt được 3 tình huống, thật tâm làm việc tốt, ngụy trang làm việc tốt và nhẫn nhịn làm việc tốt. Thật tâm làm việc tốt thì không cần phải bàn luận. Ngụy trang làm việc tốt thì trong lòng có ý đồ khác mà giả bộ làm việc. Bản thân ngụy trang là đã làm hạ thấp đi giá trị của đạo đức rồi.

Còn nếu nhẫn nhịn mà làm việc tốt? Bởi vì nhất thời nhẫn nhịn mà làm việc tốt thì vẫn tồn tại khả năng động cơ lúc này là tốt, nhưng động cơ lúc khác là xấu.

Khi đối đãi với động cơ tốt thì các cụ cho rằng cần xem xét phân biệt được 3 tình huống, thật tâm làm việc tốt, ngụy trang làm việc tốt và nhẫn nhịn làm việc tốt (ảnh minh họa)

Quan sát người ta vui thích làm gì

Quan sát cần tiến thêm một bước nữa xem người ta vui thích làm gì. Việc này cung cấp phương án giải quyết cho “nhẫn nhịn làm việc tốt”.

Quan sát người ta vui thích làm việc gì chính là nói cần phải làm rõ tâm lý họ gửi gắm vào đâu. Chúng ta biết rằng có người hàng ngày đi làm hăng hái, có khát vọng cao cả, có chí hướng, luôn mong muốn mình sau này có thành tựu, nhưng cũng có người lại thích cuộc sống điềm đạm, truy cầu an dật. Do đó người khác nhau thì truy cầu nhân sinh cũng khác nhau.

Kết giao bằng hữu thì chúng ta ắt phải biết người ta truy cầu điều gì, thích cuộc sống như thế nào. Quan sát ở đây có nghĩa là khảo sát tỉ mỉ, xem người ta an tâm, vui lòng với cuộc sống như thế nào. Thế nên để nhìn nhận con người, chúng ta có thể thông qua việc người ấy thích chơi với kiểu người nào, thì có thể biết họ gửi gắm cái tâm vào đâu.

Tác giả: Truy Nguyệt