Trong nhà trồng cây đinh lăng là tốt hay xấu? Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng, nhiều người chưa biết

( PHUNUTODAY ) - Cây đinh lằng là loại cây cảnh quen thuộc với người Việt. Lá và rễ của loại cây này còn được sử dụng làm thuốc.

Cây đinh lăng là một trong những cây thuộc họ ngũ gia bì. Cây có thân gỗ nhỏ, có thể đạt chiều cao từ 0,8-1,5m. Cây thường được trồng làm cảnh, làm thuốc hoặc lấy lá để ăn như một loại rau.

Ngoài ra, cây đinh lăng cũng có ý nghĩa riêng trong phong thủy.

Trồng cây đinh lăng trong nhà tốt hay xấu?

Cây đinh lăng vừa có tác dụng làm cảnh vừa có thể trồng để làm thuốc, làm rau ăn. Ngoài ra, loại cây này cũng được xếp vào nhóm những cây có ý nghĩa phong thủy tốt nên hoàn toàn có thể trồng trong nhà.

Có thể trồng cây đinh lăng trong nhà, vừa để làm cảnh vừa để lấy lá, lấy rễ vừa có ý nghĩa tốt đối với phong thủy của căn nhà.

Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng?

Theo quan niệm phong thủy, cây đinh lăng có tác dụng chặn khí xấu, các nguồn năng lượng không tốt, không cho những thứ không may mắn vào nhà. Đồng thời, loại cây này cũng giúp trấn giữ nguồn năng lượng tốt trong nhà, giúp tài khí dễ tích tụ. Vì vậy, cây đinh lăng còn được coi như thần giữ của cho gia đình.

Vị trí trồng cây đinh lăng

Nhìn chung, bạn có thể trồng cây đinh lăng ở rất nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, nếu trồng cây này trong nhà thì nên lựa chọn vị trí ở cạnh cửa sổ. Đây là nơi có thể giúp cây đón ánh sáng, giúp cây phát triển tốt.

Ngoài ra, nếu trồng cây đinh lăng ở trong phòng ngủ thì chỉ nên chọn các cây có kích thước nhỏ, không trồng cây quá lớn và cũng không nên đặt ngay cạnh giường. Nguyên nhân là do cây này vào ban đêm sẽ hút khí oxy thải ra. Nếu đặt cây lớn hoặc để cạnh giường thì cây sẽ cạnh tranh oxy với con người, tạo ra sự ngột ngạt. Nên đặt cây cạnh cửa sổ.

Bạn có thể trồng cây đinh lăng ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà.

Có thể trồng cây đinh lăng trước nhà, vừa giúp trang trí cho không gian sống, vừa có ý nghĩa tốt trong phong thủy, giúp chiêu tài đón lộc. Tuy nhiên, cần phải lưu ý trồng cây ở nơi thoáng đãng, tránh để cây chắn lối đi cản mặt tiền của căn nhà. Nên trồng cây chếch sang một bên để không làm vướng lối đi. Bạn cũng có thể trồng những chậu cây đinh lăng có kích thước vừa phải ở khu vực hiên nhà, ban công, sân thượng vừa làm cảnh, vừa sử dụng phần lá để làm gia vị, dùng trong ăn uống hoặc đun nước uống như một loại trà.

Sau khoảng 3 năm trồng, phần rễ của cây đinh lăng có thể được thu hoạch để làm thuốc. 

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Tác giả: Thanh Huyền