Trường hợp đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn phải làm mới
Theo Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, các trường hợp người sử dụng CCCD gắn chip phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ CCCD gắn chip mới:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
- Bị mất thẻ Căn cước công dân.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Lưu ý, riêng trường hợp công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi nhưng đã đổi CCCD gắn chip trong vòng 2 năm trước các mốc tuổi này thì thẻ CCCD vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Khi mã QR trên thẻ CCCD gắn chip bị mờ, xước đồng nghĩa với việc thẻ bị hỏng và không thể sử dụng. Khi thực hiện các thủ tục hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ trích xuất thông tin thông qua mã QR. Vì vậy, khi không thể quét mã QR thì không thể tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp này, người dân nên đi làm thẻ CCCD mới để không ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, Điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định khi có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD gắn chip thì công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ. Khi nhận được thẻ CCCD gắn chip, người dân cần kiểm tra lại thông tin trên thẻ. Nếu phát hiện có sai sót cần thực hiện thủ tục đổi thẻ mới ngay.
Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, trường hợp đổi thẻ CCCD gắn chip khi có sai sót về thông tin trên thẻ do lỗi của cơ quan quản lý CCCD thì người dân không phải nộp lệ phí.
Trường hợp thông tin sai sót do lỗi của người dân thì lệ phí đổi thẻ CCCD gắn chip là 50.000 đồng/thẻ.
Mức phạt khi không làm CCCD gắn chip mới trong các trường hợp nêu trên
Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
+ Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cảnh giác trước chiêu chuyển tiền nhầm qua tài khoản để cho vay lãi nặng
-
Có thưởng Tết muốn gửi tiết kiệm: Thời điểm này chọn ngân hàng nào để hưởng lãi cao nhất?
-
Sắm Tết thông minh cần tránh xa 7 loại cây cảnh này kẻo tiền mất tật mang, số 5 nhiều người thích
-
Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương thế nào?
-
Năm 2023: 5 trường hợp chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT là những ai?