Truyện Kiều: Thúy vân ''vô tâm'' lại hưởng phúc sung sướng, liệu có phải là nỗi oan thiên cổ?

( PHUNUTODAY ) - Thúy Vân xuất hiện trong truyện không nhiều, nhưng ấn tượng để lại cho người đọc chính là sự vô cảm, dường như ngồi không mà hưởng phúc trên đau khổ của chị gái mình.

Đọc Truyện Kiều, chúng ta vẫn luôn thương xót cho số phận lênh đênh của Thúy Kiều bao nhiêu thì lại thầm trách móc Thúy Vân bất nhiêu.

Liệu Thúy Vân có vô cảm?

Thúy Vân xuất hiện trong Truyền Kiều được Nguyễn Du miêu tả:

Vân xem trang trọng khác vời,Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Vẻ đoan trang, trang trọng của Thúy Vân không chỉ đáng mến mà còn dự cảm cho một tương lai viên mãn. Tới lúc hai chị em Kiều đi chơi trong tiết Thanh Minh, viếng mộ Đạm Tiên, Thúy vân mới bắt đầu gây ấn tượng về sự thờ ơ, vô tâm của mình.

Lại càng mê mẩn tâm thần,Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.Lại càng ủ dột nét hoa,Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài.Vân rằng: Chị cũng nực cười,Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!

Có lẽ sự vô tâm của Thúy Vân đạt đến đỉnh điểm trong cơn gia biến: Vương ông bị xử tội oan, hai cha con bị đánh đập. Thúy Kiều vì muốn có tiền chuộc cha mà chịu gã bán mình. Trong khi Thúy Kiều vẫn ngủ một giấc ngon lành.

Dù rằng Thúy Vân biết hỏi han chị, thương chị, nhưng người ta vẫn không thôi trách móc lại sao Thúy Vân vẫn ngủ ngon lành như vậy?

Lại có một nghĩa cử vị tha

Và rồi sau 15 năm Thúy Kiều lưu lạc, thì người ta bắt gặp Thúy Vân biết nghĩ cho người khác. Đó là nàng chủ động vun vén cho Kiều và Kim Trọng. Dù khi đó Vân đã là vợ của người ta bấy lây nay.

Kiều lấy Kim Trọng, Vân tự nguyện xuống làm vợ lẽ, dù rằng người làm vợ cả ấy là chị gái của nàng, nhưng hành động này cho thấy sự vị tha, vô tư của Thúy Vân.

Chính hành động đấy cho chúng ta biết liệu có bao giờ chúng ta đang hiểu nhầm Thúy Vân hay chưa?

Xưa nay ta vẫn cho rằng nàng là vô tâm vô cảm, nặng lời hơn là “giả ngốc hưởng thái bình”, nhưng Đạo Đức Kinh có viết: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý nói rằng Đạo Trời không thân ai (không thiên vị ai) mà thường gia ân cho người lương thiện.

Khi kết thúc truyện Kiều thì Nguyên Dũ cũng biết:

Thiện căn ở tại lòng ta,Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Thúy Kiều đủ sắc lẫn tài mới bất hạnh, còn Thúy Vân hạnh phúc chẳng hẳn cô ấy phải có cái tâm thiện lành.

Cái tâm lương thiện của Thúy Vân

Muốn biết Thúy Vân lương thiện hay sao chúng ta ta cần xem cái tâm của Thúy Kiều ở đây mà chiêu mời khổ nạn.

Họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu,Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình.

Nghĩa là: Họa và phúc đều không có cửa mà là do lòng người tự gây. Làm ác thì gặp họa, làm lành thì được phúc, sự báo ứng như hình đi với bóng, không sai một mảy.

Nguyên nhân gốc rễ mà Kiều khổ chính là chữ Tình mà nàng ôm giữ. Còn Thúy kIều thì từ đầu nàng đã vứt bỏ Lễ để“xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, sang uống rượu thề bồi cùng Kim Trọng, chỉ vì yêu chàng (Ái), muốn gần gũi chàng (Dục), sợ rằng “Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?” (Cụ). Phá bỏ chuẩn mực đạo đức mà Thần truyền cho con người để thoả mãn cái Tình của bản thân, tuy bề mặt là lãng mạn nồng say, nhưng dưới con mắt của Thần thì chính là ‘tà’ rồi đó.

Trong khi đó Thúy Vân thì từ đầu đến cuối theo Đạo mà hành xử, ít bị chi phối bởi cảm xúc.

Hơn hết khi Vương Ông bị oan, Thúy Vân khi đó còn quá nhỏ, đó là lý do vì sao nàng lại vô tư.

Vậy còn trong cái đêm Kiều đau khổ mà Vân ngủ ngon chúng ta có thể hiểu. Nếu Vân không ngủ sẽ giúp gia đình khá hơn ư? Không. Ở đời này cái gì đến sẽ đến, cần phải bình thản mà chấp nhận.

Thế mới thấy Thúy Vân dù chẳng xuống tóc đi tu, nhưng dường như nàng là người không đạo mà đã ở trong đạo.

Tác giả: Truy Nguyệt