BHYT là gì?
BHYT là hình thức bảo hiểm toàn dân cho cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp. Khi tham gia BHYT người dân sẽ được chi trả toàn bộ hoặc một phần tiền khám chữa bệnh, nằm viện, điều trị. ... những điều này sẽ giúp người dân có thể yên tâm khi không may bị đau ốm, tai nạn. Đặc biệt, từ nay khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục mức hưởng quyền lợi của người dân cũng được nâng lên rất nhiều. Đó là gì hãy cùng tìm hiểu nhé!
Cách tính thời điểm đóng BHYT đủ 5 năm liên tục
Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT quy định thời gian 5 năm liên tục là thời gian sử dụng ghi trên BHYT lần sau nối tiếp lần trước, trường hợp gián đoạn tối đa không được quá 3 tháng.
Đồng thời, ngày 22-11-2018, BHXH Việt Nam cũng có Công văn số 238/BHXH-CNTT hướng dẫn việc cấp đổi thẻ BHYT có sai sót thông tin về thời gian tham gia liên tục, cụ thể: Cơ quan BHXH thực hiện việc đổi thẻ BHYT ngay trong ngày làm việc khi đơn vị quản lý đối tượng hoặc người tham gia BHYT đến làm thủ tục cấp đổi thẻ BHYT do sai thông tin về thời gian tham gia BHYT. Trường hợp thẻ BHYT ghi thời điểm 5 năm liên tục không đúng, đề nghị liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ hoặc đơn vị đang công tác để được đổi lại thẻ theo quy định.
Quyền lợi khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục
- Có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT của những lần đi khám, chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (từ ngày 1/7/2023 là 10.800.000 đồng);
- Đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Lưu ý: khi đã được cấp "Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm" thì người tham gia BHYT sẽ không phải tiếp tục áp dụng cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đến hết năm dương lịch.
Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, người bệnh có thẻ BHYT được hưởng quyền lợi của chế độ BHYT 5 năm liên tục khi có đủ các điều kiện sau:
1/ Tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lênTức là, trên thẻ BHYT có dòng chữ: “Thời điểm đủ 05 năm liên tục: Từ …/…/…”.
Lưu ý: Nếu có thời gian gián đoạn thì chỉ được gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
2/ Có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở
3/ Khám, chữa bệnh đúng tuyến
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT, khám chữa bệnh đúng tuyến gồm các trường hợp sau:
+ Người tham gia BHYT đến khám chữa bệnh được ghi trên thẻ BHYT;
+ Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc tuyến huyện đến khám ở các cơ sở cùng tuyến trong cùng tỉnh;
+ Cấp cứu;
+ Người tham gia BHYT được chuyển tuyến;…
Tác giả: Min Min
-
Kể từ 1/6: 6 trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe, ai cố giữ lại sẽ bị phạt rất nặng
-
Loại lá ‘bỏ đi’ bỗng hóa đặc sản, giá 60.000 đồng/kg, dân thành phố săn lùng
-
Từ tháng 4/2024: 4 trường hợp bị phạt nặng lên tới 8 triệu đồng khi đi xe không chính chủ
-
Đề xuất nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5: Lao động đi làm những ngày này được hưởng lương thế nào?
-
Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh các tỉnh, thành trên cả nước