Tách sổ đỏ (tách thửa đất) là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong việc thực hiện chia mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh khác nhau nhưng vẫn đáp ứng được các quy định về diện tích tối thiểu.
Việc tách sổ đỏ có thể nhằm một số mục đích như:
Chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đối với đất và tài sản gắn liền với đất.
Thừa kế một phần quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Trao tặng một phần quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Thế chấp một phần quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Góp vốn một phần bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Điều kiện để được tách sổ đỏ bao gồm:
Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cần phải đáp ứng về hạn mức về hạn mức, diện tích tối thiểu tách thửa.
Phải có nhân khẩu thường trú tại địa phương, không có tranh chấp đất đai.
Đất đang trong thời hạn sử dụng.
Đảm bảo không bị kê biên thi hành án.
Khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết để được tách sổ đỏ, người dân muốn thực hiện tách sổ đỏ cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ bao gồm:
Đơn xin tách thửa.
Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Giấy xác nhận của UBND về việc đất không tranh chấp và phù hợp với quy hoạch của địa phương.
Tách sổ đỏ phải nộp các khoản tiền gì?
Lệ phí cấp giấy chứng nhận
Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo đó, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, mức thu như sau: Tối đa không quá 100.000 đồng với cấp giấy chứng nhận mới; tối đa không quá 50.000 đồng đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai không quá 28.000 đồng/1 lần.
- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính không quá 15.000 đồng/1 lần.
Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác, mức thu tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.
Chi phí đo đạc
Tách sổ đỏ, người dân phải nộp tiền chi phí đo đạc, dao động từ 1.800.000 đồng - 2.000.000 đồng/lần, do tổ chức đo đạc thực hiện nên giá mỗi đơn vị khác nhau - không phải Nhà nước thực hiện.
Tách sổ đỏ để chuyển nhượng, cho tặng cần nộp những khoản lệ phí gì?
Ngoài ra, khi tách sổ đỏ để chuyển nhượng, tặng cho, bạn cần nộp thêm các lệ phí như:
Lệ phí trước bạ nhà đất
Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/ 2011/NĐ-CP về tiền sử dụng đất quy định, mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5% giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x giá chuyển nhượng.
Phí thẩm định hồ sơ
Phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh thành khác nhau.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Quy định mới nhất về định mức biên chế giáo viên từ ngày 16/12/2023
-
Từ năm nay: Đất 50 năm có được cấp Sổ đỏ để xây nhà không, thủ tục thế nào?
-
Trước và sau khi cải cách tiền lương, mức lương thấp nhất của công chức là bao nhiêu?
-
Từ nay: Ai đã tích hợp giấy phép lái xe vào VNeID vẫn phải chú ý 1 điều để không bị phạt
-
Người dân có được phép xây nhà khi đất chưa có Sổ đỏ hay không?