Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là tên thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Đây là một loại giấy tờ quan trọng được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người dân khi đứng tên sở hữu tài sản là nhà đất, hoặc căn hộ trên đất... Sổ đỏ là một tài sản có giá trị bởi vậy được người dân vô cùng quan tâm. Tuy nhiên, khi mua bán giao dịch nhà đất nếu người dân cố tình làm sổ đỏ giả để tiến hành giao dịch nhằm trục lợi sẽ bị xử phạt nặng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mức phạt khi dùng Sổ giả đi mua bán nhà đất
Theo Luật đất đai mới năm 2024 thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi sử dụng Sổ giả để giao dịch, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả khi thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, nếu hành vi sử dụng Sổ đỏ giả để chuyển nhượng nhà đất mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm bị phạt tối đa 20 triệu đồng.
Ngoài xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu giấy tờ giả đã sử dụng và hủy bỏ toàn bộ kết quả thủ tục đăng ký biến động sử dụng hồ sơ giả khi chuyển nhượng theo khoản 4, khoản 5 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.
- Trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì xem xét trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, nếu sử dụng sổ đỏ giả mua bán nhà đất mà thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và giá trị tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì tuỳ theo kết luận điều tra mà khung hình phạt cao nhất sẽ là tù chung thân.
Cụ thể:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tác giả: Min Min
-
3 cách kiểm tra phạt nguội nhanh nhất, tránh bị từ chối đăng kiểm: Ai không biết rất thiệt thòi
-
Tài xế có được từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông không?
-
Đóng bảo hiểm xã hội trên 10 năm, người lao động nhận được điều này, bạn đã nhận chưa?
-
Từ 1/2025, thay đổi quy định về việc xe máy được chở 3, cập nhật ngay tránh bị xử phạt nặng
-
Dự báo tử vi tuổi Tý 2025: Chuột sa chĩnh gạo là có thật tuy nhiên cần đề phòng tai ương