Vi phạm luật giao thông là điều không nên làm bởi nó sẽ ảnh hưởng tới tính mạng sức khỏe cả chính bạn cùng người thân, đồng thời ảnh hưởng tới cộng đồng. Bởi vì vậy dù vì bất cứ lý do gì thì cũng không nên vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, có trường hợp này dù vi phạm luật giao thông cũng sẽ không lo bị phạt tiền ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi.
Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Theo đó, cảnh cáo là hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất, chủ yếu mang tính chất nhắc nhở, khiển trách nhằm mục đích giáo dục tránh tái phạm. Đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lý lịch tư pháp.
Theo Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây có áp dụng hình thức xử phạt là cảnh cáo:
Trường hợp 1: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 - 500.000 đồng với cá nhân, từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định.
Trường hợp 2: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ; tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu.
Trường hợp 3: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
Thực hiện một trong các hành vi nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt hành chính không lập biên bản. Quyết định xử phạt được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản.
Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt được gửi cho cha mẹ/người giám hộ của người đó.
Tác giả: Min Min
-
12 trường hợp không được hưởng BHYT dù đúng tuyến: Người dân cần biết để không bị thiệt
-
Phúc hoạ từ miệng: 6 điều 'cạy mồm' cũng không nói ra, càng im lặng vận may càng tới
-
Lương 10 triệu vay ngân hàng tối đa được bao nhiêu tiền? Cách vay nhanh nhất
-
Có 3 trường hợp duy nhất được trả lại tiền đóng BHYT: Người dân cần nắm rõ để hưởng quyền lợi
-
Loại quả dại mọc đầy ở Việt Nam, nhiều tác dụng quý, sang Nhật bán 700.000 đồng/kg