Một mỹ nhân bước vào cung cấm, một “mầm họa” nhen nhóm hậu cung
Các sách đều chép về việc người con gái Mãn Châu, họ Na Nạp thị, tên tự Ngọc Lan, 16 tuổi được tuyển vào cung, nhanh chóng vượt qua mấy trăm cung nữ, sớm được nhìn thấy "mặt rồng”, nhận trọng trách sinh quý tử nối dõi ngai vàng.
Ngọc Lan được tuyển vào cung khi triều đình Mãn Thanh đã lún sâu vào khủng hoảng, thối nát, vua quan ăn chơi sa đọa, xao lãng việc triều chính. Hoàng đế Hàm Phong lúc đó mới 20 tuổi, đã lập hoàng hậu và có tới ba ngàn cung phi
Sách “Tình sử Từ Hy Thái hậu” của Đàm Lâm viết rằng: Do giao du với gái làng chơi, vua Hàm Phong mắc bệnh hoa liễu, toàn thân mọc mụn, nhưng quan ngự y chỉ dám nói vua mắc bệnh ghẻ lở. Vì vậy, mục đích của cuộc tuyển tú nữ lần này là chọn được người có khả năng sinh thái tử.
Vua Hàm Phong mê đắm Ngọc Lan ngay từ lần chạm mặt đầu tiên và hết mực sủng ái nàng. Ngọc Lan đã thỏa nguyện ước bấy lâu: Được thấy mặt rồng và có cơ hội thực hiện những kế hoạch của riêng mình.
Khi đạt được một số nấc thang danh vọng, gánh nặng của hoàng tộc đặt lên vai Ngọc Lan là phải sinh quý tử nối ngôi. Và Ngọc Lan đã làm được điều ấy. Tuy nhiên, sự thực về chuyện này đã được chép trong “Tình sử Từ Hy Thái hậu” như sau:
"Trước khi vào cung, Ngọc Lan đã yêu một người và nặng lòng với người ấy.
Khi được làm quý phi, Ngọc Lan đã bố trí cho người này vào cung gặp mặt và 2 người đã chìm đắm trong hoan thú, rồi thề với nhau rằng, nếu sinh con trai sẽ đặt tên là Đồng Trị."
Thái hậu và Quang Tự đế
Năm 1908 là năm Đại Thanh không được yên bình. Trong năm này, người thống trị Đại Thanh suốt hơn nửa thế kỷ - Từ Hi Thái hậu qua đời.
Chuyện sống – chết của những người thống trị Thanh triều có lẽ sẽ không gây quá nhiều nghi ngờ, bàn tán trong dân chúng nếu như không có chuyện vô cùng khó hiểu sau đây xảy ra: Một ngày trước khi Từ Hi Thái hậu qua đời, vị Hoàng đế bù nhìn Quang Tự cũng buông tay trần thế.
Đây là sự trùng hợp bất ngờ hay là một sự sắp xếp có chủ đích? Làm sao lại có thể xảy ra sự trùng hợp đến khó tin như vậy?
Bấy giờ vương triều nhà Thanh đã vô cùng thối nát, nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Nếu như Từ Hi Thái hậu không chết thì có lẽ vương triều Đại Thanh có thể kéo dài khoảng chục năm nữa, việc Từ Hi Thái hậu qua đời chẳng khác nào báo trước kết cục chấm dứt của nhà Thanh.
Cả cuộc đời của Từ Hi Thái hậu, tuy rằng bà đã làm được nhiều việc đáng khen nhưng cũng không thể vì thế mà bỏ qua những sai lầm mà bà mắc phải. Cũng chính vì thế mới có chuyện bà sẵn sàng ra tay giam lỏng và giết Hoàng đế khi quyền lực bị đe dọa.
Trong thời gian thực hiện biến pháp Mậu Tuất, Hoàng đế Quang Tự đã bí mật phát động chính biến, hòng loại trừ Từ Hi đoạt lại quyền lực của Hoàng đế.
Tuy nhiên, sự việc chưa kịp triển khai đã bị bại lộ dẫn đến thất bại thảm hại. Sự thất bại của Quang Tự Đế trong biến pháp Mậu Tuất đã khiến ông bị Thái hậu giam lỏng tại Doanh Đài đến tận khi qua đời.
Quang Tự chết khi mới 37 tuổi. Điều đáng nói là trước khi qua đời, ông không mắc phải chứng bệnh nào quá mức nghiêm trọng.
Theo ghi chép của Thái y Khuất Quế Đình trong "Chẩn Quang Tự Đế mật ký", trước khi qua đời, Quang Tự Đế thường "lăn lộn trên giường", "thường gào thét với tôi rằng bụng ngài đau đớn vô cùng", "mặt tím tái, đàu lưỡi vàng".
Tất cả các dấu hiệu bất thường ấy đã chứng minh rằng cái chết của vua Quang Tự không hề bình thường, có lẽ Hoàng đế đã bị người khác hạ độc chết, nhưng bấy giờ dưới uy lực của Từ Hi Thái hậu, không một ai dám lên tiếng hoài nghi về cái chết của vua.
Sự thật được phơi bày
Năm 2008, tức là tròn 100 năm ngày mất của vua Quang Tự, các nhà khảo cổ học Trung Quốc căn cứ theo mẫu tóc còn sót lại của vua để tiến hành kiểm tra. Kết quả là, họ đã phát hiện ra hàm lượng thạch tín trong tóc của Quang Tự Đế vượt gấp 100 lần ngưỡng của người bình thường.
Điều này đã chứng minh lời đồn vua Quang Tự bị hạ độc chết năm xưa hoàn toàn là sự thật, chỉ có điều khi đó chẳng ai dám hé miệng mà thôi. Và theo suy luận của các nhà sử học thì muốn giết vua Quang Tự khi đó, người bị hiềm nghi lớn nhất chính là Từ Hi Thái hậu.
Cơ sở để dẫn đến suy luận này là, trong nhật ký của Quang Tự Đế, vào thời gian Từ Hi bị bệnh có viết:
"Mặc dù ta bệnh nặng, nhưng ta tin rằng Lão Phật gia sẽ chết trước ta. Khi ấy, ta sẽ hạ lệnh chém đầu Viên Thế Khải và Lý Liên Anh."
Bằng một cách nào đó, Từ Hi đã biết được chuyện này. Không chỉ vậy, ngay từ đầu bà cũng đã xác định sẽ không để quyền lực rơi vào tay vua sau khi mình chết, vì thế mới có chuyện Quang Tự phải chết trước Từ Hi Thái hậu.
Và chuyện Từ Hi đầu độc vua Quang Tự, đến nay chẳng phải đã quá rõ ràng?
Tác giả: Mộc
-
Sự thật động trời về trứng gà được Càn Long vô tình phát hiện khi hỏi giá người bán
-
Chiêu thức tránh thai kỳ lạ, khó tin nhất của các mỹ nữ, cung tần Trung Hoa
-
Vì sao các phi tần nhà Thanh luôn đeo một dải lụa trắng?
-
Những con giáp chắc chắn sẽ đạp trúng hố vàng của Thần Tài vào cuối tháng 3 âm lịch
-
Phi tần lẳng lơ hạng nhất trong lịch sử Trung Hoa: Cắm sừng vị vua tài hoa và nhận kết cục thảm thương