Thẻ BHYT là gì?
Thẻ BHYT là hình thức bảo hiểm do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp cho người dân không vì mục đích lợi nhuận. Thẻ BHYT giúp người dân khi đau ốm, khám chữa bệnh sẽ được chi trả toàn bộ hoặc một phần tiền khám chữa bệnh điều trị, giảm tải đi những áp lực của người dân.
Đổi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp nào?
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia BHYT và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Mỗi người tham gia BHYT sẽ được cấp 01 thẻ BHYT dùng để xuất trình khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 các trường hợp được phép đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:
- Thẻ BHYT bị rách, nát hoặc hỏng;
- Người tham gia thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
- Thông ghi trên thẻ BHYT không đúng.
Như vậy, thẻ BHYT của người tham gia thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể làm thủ tục đổi thẻ BHYT mới theo quy định.
Quy trình để cấp đổi lại thẻ BHYT
Thủ tục đổi thẻ BHYT được thực hiện trực tiếp tại cơ quan BHXH tỉnh, huyện cho các tổ chức, cá nhân, thành viên hộ gia đình tham gia BHYT. Thành phần hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT BHXH Việt Nam ban hành; Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP; Thẻ BHYT (Rách, nát hoặc hỏng; Thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu; Thông tin ghi trong thẻ không đúng).
Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp: Rách, nát hoặc hỏng; Thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu; Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện; ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do BHXH Việt Nam ban hành; nộp bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện; chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Bước 2:
- Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT, ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tổ chức BHYT phải đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.
Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT./.
Tác giả: Min Min
-
Kể từ 2024: Người cao tuổi nhận được bao nhiêu tiền chúc thọ, đâu là mức tiền cao nhất?
-
Kể từ 15/2: Thay đổi quan trọng về quy định hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, ai cũng nên nắm rõ
-
Loại cây xưa trồng làm cảnh, nay quả được ưa chuộng với giá lên tới 250.000 đồng/kg
-
Từ 1/7/2024: Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng bao nhiêu?
-
Năm 2024, xây nhà trên đất nông nghiệp, nộp tiền phạt rồi có bị phá dỡ hay không?