Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Theo đó, Điều 105 có nội dung: Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề quy định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, bồi dưỡng về chuyên môn kĩ thuật, đạo đức nghề nghiệp. Nhà nước có chính sách về cấp học bổng như sau:
Cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu có kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước.
Cấp học bổng chính sách cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu là người đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 cũng quy định, hỗ trợ toàn bộ học phí nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước.
Căn cứ vào đó, Nhà nước hỗ trợ đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễn và hồi sức cấp cứu. Như vậy, sinh viên sẽ được hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khoá học nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khoẻ của Nhà nước; Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khoá học tương ứng với mức quy định nêu trên nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khoẻ của tư nhân. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học.
Trước thời điểm 1/1/2024, có 8 ngành học vẫn được miễn học phí, căn cứ theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP bao gồm: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Mác – Lenin, ngành Lao, Phong, tâm thần, pháp y tâm thần, giám định pháp y, giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
Ngoài các ngành học trên, sinh viên đang học hệ cử tuyển, người dân tộc thiểu số ít người có cha/mẹ hoặc ông/bà thuộc hộ nghèo, cận nghèo cũng được miễn học phí.
Các dân tộc thiểu số ít người theo quy định gồm: Pu Péo, Cống, Mảng, Si La, Bố Y, Cờ Lao, La Ha, Ơ Đu, Ngái, Chứt, Brâu, Rơ Măm, Lự, Pà Thẻn, La Hủ, Lô Lô.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP còn quy định đối tượng không phải đóng học phí là người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Ngành nghề tưởng ‘hết thời’ thực tế vẫn thiếu tới 200.000 nhân sự, từng thưởng Tết 6 tháng lương
-
Ngành học hot có mức lương tới 230 triệu đồng/tháng đang rất khát nhân lực
-
5 ngành học lương cao nhất Việt Nam: Ra trường được "săn đón" không lo thất nghiệp, dễ giàu to
-
Ngành nghề siêu hot, mức lương hứa hẹn tới 1,3 tỉ đồng/năm nhưng vẫn thiếu nhân lực
-
Ngành học không mất tiền học phí, được hỗ trợ gần 4 triệu/tháng, đang thiếu hàng chục nghìn nhân lực