Tết Nguyên Đán đang đến gần. Cùng với niềm hân hoan chào đón một năm mới cũng là nỗi niềm trăn trở của nhiều hoàn cảnh khó khăn mong một cái Tết no ấm. Một tin cực vui, ấm lòng cho hàng nghìn lao động dịp Tết Nguyên Đán 2024 khi sẽ được nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Tết Nguyên Đán 2024, Liên đoàn Lao động Hà Nội dự kiến sẽ hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn 1 triệu đồng/người
Cụ thể, đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn như gia đinh có người thân gặp nạn rủi ro, tại nạn lao động, người lao động có thu nhập bình quân 6 tháng liền kề dưới 4.680.000 đồng/tháng (thu nhập thấp) sẽ được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội đã có công văn gửi Công đoàn khối các trường đại học, cao đẳng; công đoàn cục Thuế, cục Hải quan thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động chăm lo đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán 2024.
Bên cạnh đó Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị này rà soát số lượng đoàn viên, người lao động khó khăn do bị tai nạn lao động, mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Chính vì mang tính chất sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, năm mới, cho nên Tết Nguyên Đán có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt.
Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều cố hoàn thành công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón một năm mới thanh thản, an vui.
Ngày xưa, mỗi khi giáp Tết, con cháu làm ăn xa xôi, cách trở phương trời đến mấy cũng gắng thu xếp về sum họp cùng gia đình. Bởi dịp này là dịp gặp gỡ ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng ruột thịt. Để chờ đến giao thừa, mỗi người thắp một nén nhang trước bàn thờ gia tiên, nhờ người xưa phù độ hộ trì. Nói chung, không khí đêm giao thừa trong lòng người Việt chúng ta là thiêng liêng lắm. Người sống và người đã khuất trong thời khắc ấy hình như có một cuộc gặp gỡ trong cõi vô hình, điều này khó có ai giải thích nổi.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên viết: "Ngày này là lúc khởi đầu của một năm, tháng và mùa. Nó đứng đầu chuỗi nhịp điệu các thời kỳ. Vì thế, sáng hôm đó là buổi sáng linh thiêng nhất. Nó là điềm báo trước các sự kiện tốt lành của các tháng âm lịch tiếp theo. Và tất cả các cử chỉ ta làm trong những giờ đầu tiên này đều có hiệu lực của một đạo bùa quý báu".
Cụ Nguyễn Văn Huyên cũng nhấn mạnh vào ý nghĩa quan trọng của Tết: "Dù thế nào đi nữa, nếu không phải tất cả các truyền thống cổ đều còn được tôn trọng, thì trong dịp lễ này, từ bắc chí nam, cả nước đều hoan hỉ.
Chẳng biến cố nào của thế giới bên ngoài có thể cướp đi của người nghèo nhất cũng như giàu nhất niềm vui trong lòng này và sự thỏa mãn được ăn Tết một cách xứng đáng trước bàn thờ thần linh trong nhà hoặc giữa những người cùng xứ sở.
Dân thành thị cố gắng làm ngơ để quên đi những điều phiền toái mà các bức điện từ nước ngoài đưa đến và ăn Tết thảnh thơi khỏi mọi lo toan trước mắt. Nhà nông, với đời sống hằng ngày vất vả cơ cực, chẳng biết gì đến nghỉ ngơi hằng tuần, ngừng mọi công việc vào ngày đầu năm. Cả nước bị cuốn hút vào một tình cảm đồng tâm nhất trí bởi một sức mạnh vô hình…Bản thân hoàng đế cũng phải đánh dấu, bằng những nghi lễ được quy định cẩn thận, sự kiện tạo cho ngài một năm mới để thực hiện thiên mệnh của mình".
Tết, là sự khởi đầu. Trở về với Tết, cũng là trở về với sự khởi đầu. Đó là ý nghĩa lớn nhất của Tết, mà mỗi lần xuân về, người Việt lại cùng nhau hướng tới.