Từ 01/7/2022, công nhân có được tăng lương theo mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP?
Theo Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP về đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu tháng như sau:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Căn cứ vào các quy định trên, việc tăng lương tối thiểu tháng lên từ 01/7/2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP được áp dụng cho người lao động làm việc theo theo hợp đồng lao động được quy định của Bộ Luật lao động. Như vậy trường hợp công nhân là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định trong Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì công ty, xí nghiệp sử dụng lao động là công nhân đó phải tăng lương cho công nhân. Trường hợp công nhân đang nhận mức lương cao hơn mức lương quy định mới thì có thể được hoặc không được tăng lương tùy theo cơ sở nơi làm việc của mình.
Hợp đồng lao động được hiểu như thế nào?
Tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
- Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Như vậy, người đi làm có được trả lương, trả công và có chịu sự quản lý điều hành của một bên thì được coi là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng lao động thường sẽ được lập thành văn bản.
Những điều mà công nhân cần biết về làm việc theo hợp đồng lao động là như thế nào?
Tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
- Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về loại hợp đồng lao động như sau:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
+ Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động.
Về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động tại Điều 15 Bộ Luật lao động 2019 thì hợp đồng lao động phải được giao kế theo nguyên tắc:
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Giá xăng giảm mạnh về lại mốc dưới 30.000 đồng/lít
-
Từ năm 2022, nghỉ hưu khi đóng đủ BHXH 22 năm hưởng lương hưu bao nhiêu?
-
Từ tháng 7 tăng lương tối thiểu, lương công nhân viên chức thay đổi như thế nào?
-
Đà Nẵng miễn 100% học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông năm học 2022 – 2023
-
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất từ tháng 7/2022