Lưỡi hổ là loại cây cảnh phổ biến, quen thuộc với nhiều gia đình. Loại cây này dễ sống, có giá trị làm cảnh cao. Nó có tác dụng thanh lọc không khí, giúp hấp thụ các bức xạ từ thiết bị điện tử.
Cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa tốt trong phong thủy, tác dụng xua đuổi tà khí, điều không may mắn, giúp công việc hanh thông, gia đình hòa thuận.
Cây lưỡi hổ rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây có thể sinh trưởng tốt ở nhiều môi trường khác nhau, không yêu cầu phải chăm bón quá nhiều.
Bạn có thể tự nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách dùng lá và cành của cây.
Trồng lưỡi hổ bằng cành
Nếu bạn đang có một cây lưỡi hổ lớn, đã trồng nhiều năm, có nhiều nhánh nhỏ thì có thể áp dụng biện pháp nhân giống cây bằng cành.
Khi trồng cây bằng cành, bạn sẽ có thêm chậu lưỡi hổ mới, giúp cây có nhiều không gian phát triển hơn. Thời điểm nhân giống cây, bạn có thể thay luôn đất cho chậu cây cũ để tăng dinh dưỡng.
Cách làm rất dơn giản. Bạn hãy chuẩn bị một tấm bạt lớn trải dưới đất để tránh đất cát rơi trực tiếp xuống sàn trong quá trình thực hiện. Sau khi làm xong, chỉ cần nhấc tấm bạt lên, gom đất lại là xong, không mất nhiều thời gian dọn dẹp.
Nhấc cây lưỡi hổ ra khỏi chậu. Xác định cụm cây cần tách. Dùng tay loại bỏ bớt phần đất bên ngoài rễ cây và nhẹ nhàng tách thân, rễ ra khỏi cây chính. Nếu rễ cây bám chặt, khó gỡ, bạn có thể lấy kéo tỉa bớt rễ.
Trồng các nhánh cây vào các chậu khác nhau và tưới nước.
Trồng lưỡi hổ bằng lá
Chỉ cần lá, bạn cũng có thể nhân giống cây lưỡi hổ. Lưu ý, cây trồng bằng lá sẽ phát triển chậm hơn so với cách tách cành ở trên một chút. Tuy nhiên, cách nhân giống bằng lá khá tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao.
Chọn cành khỏe mạnh, dày và già. Dùng kéo hoặc dao sắc cắt lá, chú ý cắt sát gốc. Với những lá lớn, bạn có thể cắt lá lành những đoạn nhỏ. Cắt lá theo hình zic zắc để tăng diện tích bề mặt, giúp rễ phát triển nhiều hơn. Cắm lá đã cắt vào chậu đất, tưới nước để giữ ẩm đất.
Với cách này, thời gian để lá ra rễ khá lâu. Bạn có thể phải chờ đến 3 tháng. Muốn biết lá đã ra rễ chưa, bạn chỉ cần nhấc nhẹ lá cây lên là được. Nếu cảm thấy khó nhấc phần lá lên tức là rễ đã phát triển.
Bạn cũng có thể cắm lá lưỡi hổ vào trong bình nước để rễ phát triển. Cũng cắt lá theo hình zic zắc để tạo điều kiện cho rễ đâm ra nhanh và nhiều hơn. Để lọ lưỡi hổ ở nơi có ảnh sáng, khoảng 1 tuần thay nước trong lọ một lần.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Trên tivi có một nút nhỏ: Biết cách dùng xem YouTube thoải mái, chẳng lo bị làm phiền bởi quảng cáo
-
Nem vàng giòn, thơm ngon, để lâu không bị ỉu: Chỉ cần làm thêm 1 bước này trước khi rán
-
Nhổ lông vịt siêu nhanh, tuốt nhẹ là sạch lông măng: Chỉ cần vò nắm lá này vào chậu nước nóng
-
Băm nhỏ gừng rồi trộn với kem đánh răng, lợi ích tuyệt vời, giải quyết nhiều vấn đề trong nhà
-
Dùng máy sấy tóc hơ nóng gioăng tủ lạnh, nhận ngay lợi ích tuyệt vời, tiết kiệm cả triệu tiền điện