Trao đổi với PV Người Đưa Tin về bệnh tình của con mình, chị N.T.L. (Bảo Thắng, Lào Cai) liên tục khóc vì thương con. Theo đó, khi thấy con mình là bé N.Q.H. (4 tuổi) có những biểu hiện lạ như: da dẻ xanh xao, gầy gò, ăn kém, hạch ở vùng cổ vốn đã xuất hiện từ khi mới sinh nhưng nay to lên bất thường... nên gia đình nghi cháu mắc bệnh ung thư.
Cả hai mẹ con chị L. cùng khóc khi bé H. nhập viện điều trị giun đũa chó mèo
Lo sợ con có khối u ác tính, vợ chồng chị L. khăn gói từ tỉnh Lào Cai xa xôi đưa con xuống bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám. Kết quả, bé H. không bị ung thư và được chuyển sang bệnh viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương để khám chuyên sâu. Tại đây các bác sĩ đã kết luận, bé bị nhiễm giun sán chó mèo khiến gia đình chị quá bất ngờ.
Chị L. cho biết, nhà chị nuôi chó được vài tháng nay nhưng bé H. lại không thích chơi với chó mèo. Bởi vậy vợ chồng chị cũng không hiểu căn nguyên con lây bệnh là từ đâu.
Ths.BS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Điều trị, viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương cho biết, giun đũa chó mèo tên khoa học là Toxacara canis hoặc Toxacara cati. Loại giun trên sống ký sinh trong ruột chó mèo, đẻ trứng thải ra môi trường qua phân.
"Giun đũa chó mèo có thể bị nhiễm ở mọi đối tượng ngay cả trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ thường bò dưới đất có thể tiếp xúc với nguồn phơi nhiễm giun từ môi trường rất cao. Hoặc trẻ bị nhiễm giun đũa chó mèo do thói quen chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh từ người lớn khi cho trẻ ăn dặm.
Trẻ nhỏ bị nhiễm giun đũa chó mèo có thể xuất hiện triệu chứng ngứa, nổi mề đay ngoài da. Một số trường hợp sẽ bị thiếu máu, da xanh, chậm lớn, gan to hoặc hình thành ổ áp xe gan khi ấu trùng gây tổn thương gan. Ấu trùng giun có thể theo hệ bạch huyết lên não tạo lên những khối u nguy hiểm tới tính mạng”, BS. Thọ khuyến cáo.
Trao đổi với VTC, bác sĩ Nguyễn Thu Hương, phó khoa ký sinh trùng, Viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương cho biết: các vùng như gan, phổi tổn thương do nhiễm giun đũa chó rất dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh ung thư. Bởi người nhiễm ấu trùng giun đũa chó không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Một số bệnh nhân có biểu hiện gan to, sốt, có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực, đau bụng, khó tiêu; tăng globulin, men gan máu; tăng bạch cầu ưa a xít không thường xuyên. Trường hợp nặng, các triệu chứng có thể kéo dài hàng năm.
Để xác định rõ bệnh, các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng xét nghiệm huyết thanh học ELISA dùng kháng nguyên ấu trùng giun toxocara, độ nhạy và độ đặc hiệu là 93% và 88% nhằm phát hiện sàng lọc và chẩn đoán sớm.
2. Hình ảnh ấm áp lòng người: Xe ô tô đi chậm làm "lá chắn" vì sợ người phụ nữ bị gió lớn cuốn bay
3. Hà Nội: Gió to đáng sợ, người dân chân đi không vững, chao đảo trong "lốc gió"
Tác giả: Huệ Anh
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Năm Mậu Tuất 2018: Đây là con giáp TIN VUI LIÊN TIẾP KÉO ĐẾN, RẠNG RỠ TRONG ĐƯỜNG CÔNG DANH AI CŨNG NGƯỠNG MỘ
-
Những vật dụng cấm để trên bàn thờ theo phong thủy
-
Vợ chồng đã ly hôn liệu còn có thể quay về với nhau?
-
Những vật dụng cấm để trước cửa nhà theo phong thủy