Tuyệt chiêu của Tây Môn Khánh: Chỉ 1 chiêu khiến hơn 20 phụ nữ rơi vào "lưới tình"

( PHUNUTODAY ) - Bằng cách này, Tây Môn Khánh không chỉ có được phụ nữ mà còn có được tất cả những gì hắn muốn. Nhưng ở đời, chẳng ai tránh được luật nhân quả.

Nếu nói Phan Kim Liên là hình mẫu điển hình của gái hư, thì Tây Môn Khánh chính là điển hình của một người đàn ông "tồi", dĩ nhiên chữ "tồi" này được đưa vào ngoặc kép.

Bởi vì khi người ta nói Phan Kim Liên hư hỏng thì chính là đang thực sự nghĩ rằng cô ta hư hỏng; nhưng khi bạn nói Tây Môn Khánh là một người đàn ông tồi thì có thể điều bạn nghĩ và điều bạn nói ra không hề giống nhau.

Một mặt, nhà phê bình thời Thanh Trương Trúc Pha từng nhận xét Tây Môn Khánh là người "nham hiểm độc ác"; trong văn học, sử sách lại nói Tây Môn Khánh là sự tổng hợp của "quan liêu, ác bá và phú thương".

Nhưng mặt khác, nhắc đến Tây Môn Khánh, nhiều người sẽ coi hắn ta như kẻ cuồng dâm, cũng có một số đàn ông sẽ âm thầm hâm mộ Tây Môn Khánh coi hắn ta là mẫu người thành công, trong tay có quyền lực, có tiền tài, nhan sắc, có thể có người còn thầm ước mình được như Tây Môn Khánh.

Vậy chúng ta nên lý giải nhân vật Tây Môn Khánh này như thế nào? Người này là hiện thân của ác quỷ dục vọng hay là hình tượng thanh niên phấn đấu thành đạt? Những bí mật về Tây Môn Khánh sẽ được hé lộ ngay sau đây.

Chuyện ngoại tình chấn động

Phan Kim Liên và câu chuyện ngoại tình của dâm phụ nổi tiếng được người ta nhắc tới ngày nay, xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết Thủy Hử của tác giả Thi Nại Am, sống ở cuối đời nhà Nguyên, đầu đời nhà Minh, Trung Quốc. Các tác phẩm, câu chuyện lưu truyền về sau hầu hết đều là sự “phóng tác” từ nhân vật Phan Kim Liên trong Thủy Hử truyện, ngay cả một tác phẩm rất nổi tiếng khác là Kim Bình Mai.

Chuyện kể rằng, dâm phụ Phan Kim Liên là người hầu gái trong một gia đình giàu có ở huyện Thanh Hà. Mặc dù là thân hầu gái, nhưng Phan Kim Liên từ khi rất nhỏ đã xinh đẹp hơn người thành ra ông chủ giàu có nọ lại có ý nhòm ngó cô hầu gái trong nhà, nhiều lần trêu ghẹo.

Tuy nhiên, Phan Kim Liên không những không đồng ý mà ngược lại còn đem chuyện ông chủ trêu ghẹo mình mách với bà chủ khiến ông chủ bị một phen bẽ mặt. Nhưng cũng vì thế, ông chủ nọ bắt đầu thấy chướng mắt với cô hầu gái của mình. Chẳng bao lâu sau, lấy cớ Phan Kim Liên đã ngoài 20 tuổi, ông chủ mới đem gả Phan Kim Liên cho Võ Đại, một người đàn ông vừa lùn, vừa xấu lại yếu đuối và kém thông minh mà không lấy một đồng nào.

Sau khi về nhà Võ Đại Lang, những kẻ ăn chơi, phóng đãng ở huyện Thanh Hà thấy Phan Kim Liên xinh đẹp thì thường xuyên tới nhà Võ Đại Lang trêu ghẹo cô. Phan Kim Liên lại là người phụ nữ thích chuyện phong lưu, lãng mạn, nhưng vì Võ Đại Lang là một anh chàng bán bánh bao vừa lùn vừa xấu, chẳng có chút phong lưu tài tử nào, vì vậy họ Phan nhanh chóng thông gian với những tên đàn ông phóng đãng trong huyện.

Những kẻ này sau khi đã chiếm đoạt được Phan Kim Liên thì lại thường đến trước nhà Võ Đại Lang trêu ghẹo, nói rằng: “Thật là bông hòa nhài cắm vào bãi cứt trâu”. Võ Đại Lang cảm thấy xấu hổ vì những chuyện vợ làm, mới đem theo Phan Kim Liên chuyển nhà tới phố Tử Thạch huyện Dương Cốc, thuê phòng ở và tiếp tục hàng ngày đi bán bánh bao.

Hai vợ chồng Võ Đại Lang sống được một thời gian thanh bình ở Dương Cốc thì biết tin Võ Tòng được làm chức đầu mục ở huyện này. Sau khi hai anh em gặp nhau, Võ Tòng mới chuyển đến nhà sống cùng với Võ Đại Lang và chị dâu. Phan Kim Liên vốn tính dâm đãng, nay gặp người em chồng là Võ Tòng vừa cao lớn, tướng mạo phi phàm lại hào khí anh hùng ngất trời nên dục vọng nổi lên, nhiều lần tìm cách quyến rũ Võ Tòng.

Võ Tòng không những không bị sự lả lơi và vẻ xinh đẹp của Phan Kim Liên quyến rũ mà ngược lại, còn giáo huấn cho Phan Kim Liên một bài học, khiến cô ta ngượng chín mặt. Sau sự việc lần đó, mối quan hệ giữa Võ Tòng và Phan Kim Liên trở nên căng thẳng. Võ Tòng không muốn xảy ra chuyện phiền phức, vì vậy quyết định rời khỏi nhà Võ Đại Lang chuyển tới sống ở nha huyện.

Sau “sự cố” với Võ Tòng, Phan Kim Liên tiếp tục sống một thời gian với Võ Đại Lang trong bình lặng. Cho tới một hôm dâm phụ họ Phan gặp được một tên nhà giàu và nổi tiếng ăn chơi phóng đãng là Tây Môn Khánh. Đó là vào một buổi chiều, Phan Kim Liên ra cửa kéo rèm lên, không ngờ cây gậy kéo rèm của Phan Kim Liên rơi ngay trúng đầu Tây Môn Khánh đang đi ngang qua phía dưới. Tây Môn Khánh nhìn lên tìm kiếm xem kẻ nào dám đánh rơi cây gậy kéo rèm vào đầu mình thì thấy ngay Phan Kim Liên. Tất nhiên, vẻ xinh đẹp mỹ miều của Phan Kim Liên không thể thoát khỏi con mắt phóng đãng của Tây Môn Khánh.

Sau đó, để chiếm đoạt được Phan Kim Liên, Tây Môn Khánh đã nhờ Vương bà, mụ hàng xóm của Phan Kim Liên làm mai mối. Phan Kim Liên vốn khao khát tình dục, điều mà anh chồng cù lần Võ Đại Lang suốt ngày đi bán bánh bao không đáp ứng được. Thấy Tây Môn Khánh vừa giàu có, vừa đẹp trai, đa tình thì cũng mê mẩn, chẳng vờ vịt gì nhiều. Hai bên thông dâm với nhau, ngày càng trắng trợn.

Một lần, một người bán lê tên là Vận Ca tình cờ bắt gặp cảnh Phan Kim Liên và Tây Môn khánh thông dâm nên đem chuyện nói với Võ Đại Lang. Võ Đại Lang rình bắt đôi gian phu dâm phụ không được, ngược lại, còn bị Tây Môn Khánh cậy quyền cậy thế đạp một cái vào ngực, nằm liệt giường suốt nửa tháng trời.

Trong suốt thời gian Võ Đại Lang bị bệnh, Phan Kim Liên không những không chăm sóc Võ Đại Lang mà còn đay nghiến, dằn vặt. Sách Kim Bình Mai có viết, Võ Đại mắc bệnh nằm suốt 5 ngày không trở dậy thế nhưng Phan Kim Liên không hề quan tâm, không những thuốc thang không có, đêm một ngụm nước cũng không. Chỉ thấy Phan Kim Liên vẫn ngày ngày trang điểm, quần là áo lượt ra đi.

Võ Đại Lang không còn cách nào khác, đành đem người em của mình là Võ Tòng ra để dọa Phan Kim Liên. Phan Kim Liên thấy Võ Đại Lang nhắc tới Võ Tòng thì đâm ra sợ hãi. Cuối cùng đã hợp mưu cùng với Vương bà và Tây Môn Khánh bỏ thuốc độc hại chết Võ Đại Lang.

Võ Tòng trở về, biết cái chết của anh có nhiều uẩn khúc bèn báo quan, nhưng không được xem xét vì Tây Môn Khánh là kẻ rất giàu có, đến bọn quan huyện cũng phải sợ thế lực của y. Võ Tòng bèn tự điều tra, và khi biết sự thật, đã đến tận nhà Tây Môn Khánh giết chết y.

Sau đó, Võ Tòng về nhà nhờ chị dâu sửa tiệc rượu mời Vương bà sang, một là cúng anh, hai là cảm tạ bà ta giúp đỡ những lúc khó khăn. Rồi trước sự chứng kiến của hai người, Võ Tòng kể tội trạng Phan Kim Liên và Vương Bà, trình ra chứng cứ để kết tội hai người mưu sát Võ Đại. Hai người đàn bà sợ hãi van xin nhưng vẫn bị Võ Tòng giết để tế anh trai.

Câu chuyện trong sách được các nhà tiểu thuyết ghi chép như vậy. Tuy nhiên, những tư liệu lịch sử mới được phát hiện lại khẳng định rằng, mặc dù Phan Kim Liên, Võ Đại Lang cho tới Tây Môn Khánh đều là nhân vật xây dựng trên các nguyên mẫu có thực, song câu chuyện ngoại tình lưu truyền từ xưa tới nay thì hoàn toàn lại là chuyện bịa đặt.

Tây Môn Khánh dùng tiền để giải quyết mọi việc

Lấy huyện Thanh Hà là ví dụ, chỉ một kẻ nhỏ bé như Tây Môn Khánh lại dám mặc trên người tơ lụa sa tanh, lưng đeo thắt lưng sừng tê giác, nếu chuyện này xảy ra vào thời Chu Nguyên Chương trị vì chắc chắn sẽ bị xử tội chết.

Thắt lưng sừng tê giác này Tây Môn Khánh mua lại từ Vương Chiêu Tuyên. Ông nội của Vương Chiêu Tuyên là Quận vương Phần Dương, Tiết độ sứ Thái Nguyên.

Nhà họ Vương cũng giống Giả gia trong tác phẩm "Hồng Lâu Mộng" vốn là thế gia giàu có xa hoa, trâm anh thế phiệt nhưng rồi cũng lưu lạc đến bước đường phải bán gia sản trong nhà để mưu sống.

Tại trấn Thanh Hà, quan hệ quyền lực vốn có tuy vẫn còn tồn tại nhưng không phải chủ đạo như khi trước, mà giờ là quan hệ quyền lực trên thị trường kinh tế, dùng tiền bạc để nói chuyện.

Chức quan của Tây Môn Khánh là dùng tiền mua về. Hắn bỏ tiền móc nối quan hệ với Thái thái sư trong kinh thành để được chức quan Phó đề hình.

Tây Môn Khánh lại quen biết với Thái trạng nguyên, tặng lễ vật 100 lượng vàng, sau này khi Thái trạng nguyên trở thành Thái ngự sử, đã hào phóng báo đáp Tây Môn Khánh, không chỉ giúp hắn móc nối con đường bán muối, phút chốc kiếm được hơn 3 vạn lượng bạc mà còn giới thiệu cho Tây Môn Khánh quen biết nhiều quan viên khác.

Trong suy nghĩ của Tây Môn Khánh, không có chuyện gì là không giải quyết được bằng tiền. Đây cũng là tình trạng chung tại trấn Thanh Hà, nơi đây từ Bắc xuống Nam tạo thành một xã hội khác biệt, quyền lực chuyển từ tay các gia tộc truyền thống sang hình thức hợp tác giữa nhưng người xa lạ, mà tiền chính là điều kiện cơ bản cần có để vận hành nó.

Có lần Tây Môn Khánh đã từng nói một cách ngông cuồng, trần trụi thể hiện quan điểm của hắn ta với tiền bạc như sau:

"Trời đất có âm dương, nam nữ cũng tự nhiên mà kết hợp. Kiếp này trộm tình, gian díu là duyên phận từ kiếp trước, được ghi lại trong sổ hôn nhân nên kiếp này quay lại…

Chúng ta từng nghe Phật Tổ Tây thiên cũng chỉ là vàng trải khắp nơi, chôn Âm ti thập điện cũng cần có tiền giấy lót đường.

Chúng ta chỉ dùng tiền của mình làm việc, thì dù có cưỡng bức Hằng Nga, gian díu với Chức Nữ, dụ dỗ Hứa Phi Quỳnh (thị nữ của Tây Vương mẫu) hay trộm con gái của Tây Vương mẫu thì cũng chẳng thể làm giảm đi sự giàu có của chính ta."

Trong suy nghĩ của Tây Môn Khánh, tiền là tất cả, có tiền có thể làm được mọi thứ, cho dù có là Thần, Phật cũng chẳng là gì.

Giống như việc mua quan bán chức chốn nhân gian, cho nên cũng có thể dùng tiền mua chốn Phật Tổ Tây thiên, mua Thập điện Diêm La, cho dù có phạm phải tội tày trời như cưỡng ép Hằng Nga, trộm con gái Tây Vương mẫu thì cũng đều có thể dùng tiền giải quyết.

Thực tế, Tây Môn Khánh nghĩ như vậy và hắn cũng làm đúng như vậy. Hắn không chỉ dùng tiền giải quyết chuyện với người bình thường, mà còn dùng tiền để mua quan chức, có tiền không chỉ mua chuộc được đàn ông, mà còn có thể mua được đàn bà, hay thậm chí là cả thái giám bất nam bất nữ.

Tây Môn Khánh là người luôn chiều theo dục vọng, ham muốn. Trong tiểu thuyết viết rằng hắn từng phát sinh quan hệ với 20 người phụ nữ, song đây cũng chỉ là con số trong tiểu thuyết, vì tiểu thuyết còn bị giới hạn về số lượng chữ, thể loại hay khả năng tiếp nhận của người đọc.

Nhưng nếu thực sự trên đời có một kẻ như Tây Môn Khánh thì con số này còn phải nhiều hơn nữa.

Những người phụ nữ của Tây Môn Khánh đa phần đều là dùng tiền mà có được. Vì muốn gian díu được với Phan Kim Liên, Tây Môn Khánh đã cho Vương bà 10 lượng bạc. Nhìn trúng Tống Huệ Liên, liền cho nha hoàn bạc vụn để cô ta dùng khăn lụa xanh giúp mình thăm dò ý tứ; ưng mắt Vương Lục Nhi thì không chỉ tiêu tiền mà còn mua cho cô cả một căn nhà.

Tây Môn Khánh dùng tiền để có được phụ nữ cũng chẳng phải điều gì thần kỳ. Mà thần kỳ ở chỗ tiền anh ta có được đều đến từ những cuộc hôn nhân béo bở, bằng việc cưới Mạnh Ngọc Lâu và Lý Bình Nhi, Tây Môn Khánh đã sở hữu số tài sản kếch xù, từ đó về sau liền tiền vô không ngớt.

Bằng việc dùng tiền của phụ nữ để lôi kéo phụ nữ, mưu kế, tính toán và bản tính thương nhân của Tây Môn Khánh đều thể hiện rất rõ ràng.

Cuộc đời phong lưu vô hạn rồi cũng như hoa rụng về đất, chẳng lưu lại dấu vết gì. "Kim Bình Mai" là một áng văn mang đậm triết lý Phật giáo, mọi thứ đến cuối cùng chỉ giống như ảo mộng, như bọt nước rồi cũng tan biến mà thôi, chỉ tiếc là đến tận phút cuối đời Tây Môn Khánh vẫn chẳng hiểu ra được.

Hoặc có lẽ nên nói Tây Môn Khánh chẳng có thời gian để tỉnh ngộ bởi vì thời gian của hắn đều dùng vào việc trai gái sắc dục cả rồi.

Tác giả: Mộc