Theo như lời đồn đại, dưới đáy tuýp kem đánh răng thường có các vạch dài màu đen, xanh hoặc đỏ để thể hiện các thành phần được thêm vào kem.
- Màu xanh lá cây: Đây là màu sắc tốt nhất vì nó chỉ ra kem đánh răng chứa thành phần tự nhiên.
- Màu xanh dương: Màu này cho biết kem đánh răng có chứa thành phần tự nhiên và dược liệu.
- Màu đỏ: Màu này thể hiện kem đánh răng chứa thành phần tự nhiên và thành phần hóa học.
- Màu đen: Đây là màu sắc đáng sợ nhất vì nó chỉ ra thành phần của kem đánh răng hoàn toàn là hóa chất.
Theo chuyên gia về an toàn thực phẩm Wayne nổi tiếng người Đài Loan, đây hoàn toàn là những tin đồn vô căn cứ. Trên thực tế, ngay từ tháng 11/2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan từng có văn bản về “Sử dụng mỹ phẩm an toàn của TFDA” có ghi rõ vạch màu ở đáy đáy tuýp kem đánh răng dù xanh lá cây, xanh dương, đỏ hay đen cũng không liên quan gì đến thành phần trong kem đánh răng.
Những vạch màu này là các dấu in dùng để định vị và chống lệch khi làm tuýp kem đánh răng. Chúng đơn giản là "kí hiệu màu" hay còn gọi là "điểm mắt" (eyes mark), để dùng cho qua trình đóng gói sản phẩm trong dây chuyền của nhà máy.
Dựa vào điểm mắt này, cảm biến máy đóng gói tự động hoặc in ấn bao bì sản phẩm sẽ nhận biết điểm đầu và điểm cuối của mỗi tuýp, từ đó sẽ cắt chính xác. Việc các vạch này có màu sắc khác nhau là do dây chuyền và đôi lúc phụ thuộc vào cả chất lượng tuýp. Những màu đậm hơn là để máy có thể "đọc" được dễ dàng hơn.
Muốn biết thành phần trong kem đánh răng thế nào bạn cần đọc mục thành phần in trên sản phẩm. Dưới đây là những loại hóa chất bạn nên lưu ý trước khi chọn mua kem đánh răng.
Chất tạo màu nhân tạo
Chúng có thể khiến kem đánh răng có màu sắc sặc sỡ nhưng không có lợi cho sức khỏe. Chất tạo màu nhân tạo trong kem đánh răng thường có những tên như FD&C hoặc D&C, theo sau là màu và số (ví dụ: FD&C Red số 40), Blue 1 và 2, Green 3, Orange B, Citrus Đỏ 2, Tím 2).
Nếu bạn không muốn dùng kem có những chất tạo màu này, vẫn có những sản phẩm được tạo màu bằng thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe.
Diethanolamine (DEA)
Diethanolamine (DEA) là một sản phẩm có thể được tìm thấy trong chất chống đông và dầu phanh. Nó là một dẫn xuất hóa dầu đôi khi được thêm vào các sản phẩm như một chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa, chất tạo bọt và chất làm đặc. Nó cũng có trong mỹ phẩm, dầu gội và xà phòng.
Nghiên cứu năm 1998 cho thấy việc bôi DEA tại chỗ có liên quan đến ung thư ở động vật. Trong cùng một nghiên cứu, người ta thấy rằng DEA gây ra sự thiếu hụt choline ở gan.
Đây là một thành phần không nên có trong kem đánh răng của bạn, hoặc bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nào. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị tránh sử dụng kem đánh răng có chứa DEA.
Sodium Laurel Sulfate (SLS)
Sodium Lauryl Sulphate được dùng như một chất tạo bọt trong một số sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội đầu, xà phòng và cả kem đánh răng. Chất này có thể gây kích ứng da và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét áp-tơ miệng.
Trong một nghiên cứu sơ bộ của Khoa Phẫu thuật miệng và Y học răng miệng, bệnh nhân sử dụng miếng dán có chứa SLS trong thời gian 3 tháng đã bị loét nhiều hơn đáng kể sau khi thử nghiệm. Ngoài ra, khi bệnh nhân chuyển sang dán không có SLS, số lượng vết loét giảm đáng kể.
Mặc dù FDA cẫn coi SLS là an toàn nhưng vì nó có thể khiến vết loét miệng nặng hơn và kích ứng miệng nên tốt nhất bạn nên tránh SLS trong kem đánh răng nếu có thể.
Triclosan
Triclosan là một thành phần có thể được tìm thấy trong kem đánh răng, sữa tắm, xà phòng diệt khuẩn và mỹ phẩm.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ, một nghiên cứu được thực hiện cho thấy triclosan có liên quan tới sự giảm một số hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp giúp kiểm soát sự trao đổi chất và giữ cho nó được điều hòa. Việc giảm các hormone này có thể dẫn đến quá trình trao đổi chất chậm lại. Tuy nhiên, chưa có dữ liệu nghiên cứu nào về tác động ở người.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu điều tra mối liên hệ giữa triclosan và tình trạng kháng thuốc kháng sinh cũng như phát triển ung thư da. Những nghiên cứu này vẫn chưa được hoàn thành để xác định kết quả.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), triclosan có thể gây viêm nướu và lưỡi, đồng thời làm thay đổi mức độ pH trong miệng của bạn, dẫn đến tăng nhạy cảm và khô.
Với những nghi ngại về nguy cơ sức khỏe, tốt nhất bạn nên tránh thành phần này trong kem đánh răng của mình.
Chất làm ngọt nhân tạo
Hiện có những nghiên cứu không nhất quán và trái ngược về ảnh hưởng của chất làm ngọt nhân tạo (ví dụ như saccharin và aspartame) đối với cơ thể.
Saccharin trước đây từng bị nghi có liên quan đến ung thư bàng quang, khối u não và ung thư hạch. Tuy nhiên, cho đến nay không có bằng chứng thuyết phục để hỗ trợ những tuyên bố này.
Mặt khác, Aspartame được phát hiện có ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột và làm tăng lượng glucose trong máu có liên quan đến kháng insulin.
Vì vậy, mặc dù chúng có thể làm cho kem đánh răng có mùi vị thơm ngon, nhưng tốt nhất bạn nên tránh chúng trong thực phẩm và kem đánh răng.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Kem đánh răng trộn với baking soda "vạn năng", đánh bay mảng bám chỉ trong phút mốt
-
Dầu gội trộn kem đánh răng làm được tá công dụng, vừa sạch nhà vừa tiết kiệm
-
Trộn kem đánh răng với rượu trắng: Tạo ra hỗn hợp có công dụng tuyệt vời, nội trợ không lo vất vả
-
Thử thai bằng kem đánh răng bằng cách nào, có chính xác không?
-
Bóp kem đánh răng lên đầu vòi hoa sen, tiết kiệm cả xấp tiền một năm mà nhiều người không hay biết