Cô Ninh thường bị mất ngủ do thời tiết quá lạnh, nên quyết định thử phương pháp ngâm chân vào nước nóng với mong muốn giúp giấc ngủ sâu, giúp khí huyết lưu thông và làm ấm cơ thể.
Tuy nhiên điều không may đã xảy ra, vừa ngâm chân được khoảng 5 phút, cô Ninh bị ngất xỉu và ngã xuống nền nhà. Mặc dù được gia đình đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng người phụ nữ vẫn không qua khỏi.
Theo chẩn đoán của bác sĩ, cô Ninh tử vong do phình và vỡ mạch máu, nguyên nhân đến từ hành động ngâm chân ngay trước đó.Câu hỏi được đặt ra là, tại sao ngâm chân được coi là phương pháp tốt cho sức khỏe lại gây hậu quả như vậy?
Để giải thích điều này bác sĩ cho biết, tuổi tác càng cao thì các thành mạch máu càng yếu.
Khi thời tiết và cơ thể đang lạnh, đột nhiên nhúng chân vào nước nóng khiến cơ thể rơi vào tình trạng sốc nhiệt, máu lưu thông nhanh hơn, các mạch máu chịu áp lực lớn trong thời gian ngắn, dẫn đến phình và vỡ.
Không chỉ ngâm chân trong nước nóng, bác sĩ cũng khuyến cáo trong mùa đông bạn cũng nên cẩn thận với những hành động gây thay đổi nhiệt độ bất ngờ như: tắm nước nóng, gội đầu, xông hơi,…
Cách ngâm chân khoa học
1. Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42℃
Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C.
Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.
2. Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: 9 giờ tối
Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu.
Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.
Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
3. Những đối tượng không nên ngâm chân
Với những người có sức khỏe bình thường, ngâm chân và tắm suối nước nóng rất tốt cho cơ thể.
Những người mắc bệnh tim, tim có vấn đề, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt …. không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc tắm suối nước nóng quá lâu.
Do ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng lâu khiến huyết quản nở ra, máu sẽ nhanh chóng lan tỏa ra toàn bề mặt cơ thể khiến cho các cơ quan quan trọng như tim, não … ở trong tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Mẹ vô tư khoe ngực trần tắm cùng con trai 12 tuổi bị chỉ trích, lý do mới gây tranh cãi gay gắt
-
Nàng thơ "Chạy ngay đi" của Sơn Tùng MTP gợi ý cách lên đồ với jeans đẹp chất ngất cho ngày đầu tuần
-
Street style sao Việt tuần qua: Ngọc Trinh làm "gái ngoan" trên phố Hàn Quốc, Kỳ Duyên "đổi gió" nữ tính bất ngờ
-
Cứ mỗi lần ghi bàn, Quang Hải lại làm ngay hành động này với Công Phượng khiến fan cười "bò"
-
Phong bì cưới to bằng tờ giấy A0 khiến cô dâu chú rể phải "khiêng" để chụp ảnh