Vì sao cha ông ta có câu "con trai giống mẹ, khổ ba đời"?

14:23, Thứ hai 17/12/2018

( PHUNUTODAY ) - Từ ngàn xưa đã có câu nói “con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khổ ba đời” - vậy thực sự là đúng hay không?

Từ xưa đến nay, ông bà ta hay quan niệm “con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khổ ba đời”. Thế nhưng quan niệm này có thực sự là đúng hay không?

Giới chuyên gia di truyền gọi đây là “lời nguyền của mẹ”, do các gien “lặn” có thể gây nên vô số vấn đề cho sức khỏe đàn ông. Từ đó rút ra được rằng đàn ông thực ra là phái yếu hơn, và có thể giải thích được tại sao phụ nữ thường sống thọ hơn. Nếu xét về mặt thống kê, các chuyên gia New Zealand cũng có phần đúng bởi dựa trên dữ liệu của Eurostat (văn phòng thống kê của Liên minh châu Âu), tuổi thọ trung bình của nữ giới phải hơn 5,5 năm so với nam giới.

con-trai

Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia của Đại học Otago tiến hành nghiên cứu ruồi giấm và cá trong hơn một thập niên, với kết quả thu được cho thấy những đột biến trên ADN chỉ trở nên có hại khi được truyền từ mẹ sang con trai, theo trang tin DM. Trong khi đó, trời phú cho các cô con gái có được năng lực miễn dịch đối với gien “tạo phản” khi nhận chúng từ mẹ, nhưng khi truyền sang con trai, các đột biến trên ADN có thể khiến chúng gặp những vấn đề về tim mạch, não bộ, cơ bắp và thần kinh. Tất nhiên, Giáo sư Gemmell cũng nói rõ rằng cần thêm các yếu tố khác để giải thích tại sao phụ nữ lại sống thọ hơn đàn ông, và cánh đàn ông không thể nào cứ đổ lỗi thừa hưởng gien xấu từ mẹ mình.

Cha có ảnh hưởng rất lớn với con

Trên thực tế, các đường nét trên khuôn mặt không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Có điều theo như giả thuyết của các nhà nghiên cứu, những người cha thường có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho con nếu đứa trẻ giống mình. Tất nhiên, điều này mang lại rất nhiều lợi ích.

"Sự đóng góp của người cha là rất quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ, và nó thể hiện ngay trong sức khỏe của các bé" - trích lời tác giả nghiên cứu Solomon Polachek từ ĐH Binghamton.

Điều quan trọng cần nắm được là nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những gia đình chưa kết hôn hoặc đã chia tay. Các dữ liệu được lấy từ nghiên cứu mang tên Fragile Families and Child Wellbeing - FFCW (tạm dịch: Gia đình dễ đổ vỡ và an sinh trẻ em), với 456 gia đình như vậy.Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình người cha dành nhiều hơn bình thường 2,5 ngày trong tháng để chơi với con, nếu đứa trẻ có ngoại hình giống mình.

Tiếp theo, các chuyên gia đánh giá sức khỏe của trẻ khi đến sinh nhật đầu tiên theo một số yếu tố, bao gồm thời gian ở trong viện, tần suất khám bệnh, hay tần suất lên cơn khó thở...

Tất nhiên, các yếu tố này chưa thực sự chuẩn xác. Ví dụ như chuyện đứa trẻ ốm, thì tài chính và thời gian sẽ là những rào cản ngăn bé đi khám. Tuy nhiên về mặt số liệu thống kê, nó vẫn cho thấy một xu hướng nhất định.

Trên thực tế, có khá nhiều nghiên cứu trước kia cũng ủng hộ giả thuyết này. Ví dụ, có nghiên cứu chứng minh đứa trẻ có thể phát triển mạnh hơn khi cả bố và mẹ cùng quan tâm chăm sóc, và đòi hỏi người bố phải dành nhiều thời gian hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê