Tại sao lại chỉ có 12 con giáp?
Liên quan tới con giáp, người ta cho rằng xuất phát từ Trung Quốc. Các nước có dùng con giáp như Việt Nam, hay Ấn Độ... thì đều dùng số 12, chỉ khác là trong số 12 con giáp thì sẽ có một số con vật khác nhau ví như Việt Nam dùng mèo không dùng thỏ như Trung Quốc, Ấn Độ thay hổ, mèo và gà mà thay vào đó là sư tử, thỏ và con kim kiều...
Giải thích về con số 12 có nhiều giả thuyết. Số 12 cũng là con số linh thiêng đối với người Trung Quốc và liên quan tới nền văn hóa cổ đại nhận thức về cơ thể người và trái đất. Con số 12 có thể liên quan tới 12 đường kinh đạo trong cơ thể con người (các huyệt đạo chính), 12 âm luật tronng âm nhạc cổ. Chế độ ăn uống của Hoàng đến có 12 loại thực phẩm, 12 bộ quần áo,….. Theo quan điểm ngũ hành thì các con giáp còn được liên kết với 12 Địa Chi, và 10 Can với 5 yếu tố tự nhiên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một chu kỳ của các yếu tố này là 60 năm.
Có thuyết cho rằng 12 con giáp mà không phải con số khác vì tương ứng với thời gian hoạt động của con vật phổ biến trong 1 ngày. Trong quyển Tùng hạ quán chuế ngôn vào đời nhà Thanh giải thích rằng, việc lựa chọn và xếp thứ tự 12 con vật được căn cứ vào thời gian hoạt động mạnh của các con vật tiêu biểu cho từng loại, mà chọn ra các thứ hạng tương ứng theo chu kỳ 12 thời khắc trong ngày (1 thời khắc tương đương 2 giờ):
- 11 giờ đêm đến 1giờ sáng: Lúc chuột hoạt động mạnh nhất, gọi là giờ Tý.
- 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng: Khi ấy, trâu ăn no, nhưng nhai lại cho kỹ, chuẩn bị trời sáng đi cày ruộng, là giờ Sửu.
- 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng: Lúc cọp đi săn mồi, rất hung hãn, là giờ Dần.
- 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng: Thời điểm này, mặt trời bắt đầu mọc, nhưng mặt trăng vẫn còn chiếu sáng, vì ngọc thố (thỏ) đang bận giã thuốc cho Hằng Nga tiên nữ trên cung trăng, gọi là giờ Mão/Mẹo.
- 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng: Đây là lúc quần long hành vũ, gọi là giờ Thìn.
- 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa: Rắn về hang, không cắn người, đặt là giờ Tỵ.
- 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa: Lúc ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, là thời gian ngựa phi nước đại, nên gọi là giờ Ngọ.
- 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều: Dê ăn cỏ, gọi là giờ Mùi.
- 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều: Khỉ nghịch ngợm, thích kêu hú, là giờ Thân.
- 5 giờ chiều đến 7 giờ tối: Gà về ổ ngủ, là giờ Dậu.
- 7 giờ tối đến 9 giờ tối: Chó bắt đầu đi săn mồi ban đêm, là giờ Tuất.
- 9 giờ tối đến 11 giờ tối: Lúc lợn ngủ say nhất, là giờ Hợi.
Tại sao lại là 12 con vật này mà không phải con vật khác?
12 con vật được làm con giáp là 12 con vật gần gũi với đời sống văn hóa của địa phương. Với người Trung Quốc đó là 12 con: chuột, trâu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, gà, chó, hợi. Khi sang Việt Nam, quan niệm văn hóa địa phương thay đổi thì con thỏ thay bằng mèo, ở Ấn Độ ảnh hưởng kinh sách Phật nên thay hổ, mèo và gà bằng sư tử, thỏ và con kim kiều.
Đến nay thì nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa cho ra kết quả rõ ràng câu trả lời cho việc vì sao chọn 12 con vật đó mà không phải con vật khác. Tuy nhiên trong quyển Luận hành – văn hiến lâu đời nhất ở Trung Quốc ghi chép về 12 con giáp, danh tác của Vương Sung vào thời Đông Hán, có chú giải: “Đất tạo ra sửu, mà trâu là vật khai địa, vì vậy sửu thuộc về trâu; người sinh ra từ dần, người chết trở thành hổ, nên dần thuộc về hổ...”, qua đó có thể thấy 12 con giáp bắt đầu được xác lập từ đời Hán ở Trung Quốc. Song, điều đó chưa lý giải được từ đâu mà hình thành nên bảng xếp hạng 12 con vật.
Về truyền thuyết 12 con giáp có lưu truyền rất nhiều dị bản. Nhưng đa số các cốt truyện của các dị bản này cũng khá tương tự nhau. Xa xưa, loài người chưa biết cách tính toán và phân biệt thời gian của ngày tháng năm. Ngọc Hoàng bèn nghĩ ra một cách, đó là chọn 12 con vật để đặt tên cho từng năm. Nhưng việc chọn lựa rất khó khăn, con vật nào cũng muốn được chọn, muốn đứng đầu 12 con giáp. Ngọc Hoàng quyết định tổ chức cuộc thi, tất cả các con vật đều được thử sức. Yêu cầu các con vật phải vượt chứng ngại vật, núi cao, rừng sâu, sông rộng để xem ai về đích trước. Chuột và mèo ranh mãnh, nên tìm cách lừa trâu. Chúng xin trâu đi nhờ qua sông, hứa cho trâu thắng. Sau khi cả 3 gần tới đích, chuột đẩy mèo xuống nước, nhảy về trước trâu. Do đó trâu chỉ xếp thứ 2, còn chuột được đứng đầu. Dù hổ là chúa tể muôn loài nhưng cũng chỉ về thứ 3. Thỏ nhờ sự giúp đỡ của các con vật khác nên cũng nhanh nhẹn giành được thứ 4. Rồng biết bay nhưng do phải thực hiện nhiệm vụ nên chậm chân hơn, xếp thứ 5. Tiếp đó là rắn, ngựa, dê, khỉ, gà. Còn lợn do ham ăn và ham ngủ nên chỉ vớt vát được vị trí cuối cùng.
Cho đến nay, người Á Đông vẫn nhiều người luôn tin rằng sinh ra vào năm con giáp nào thì có đặc điểm tính cách của con giáp đó, và đó cũng là một đặc điểm để xem xét tử vi, đoán tướng, đoán tài vận.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Hồ Hợi đã làm gì với con gái yêu của Tần Thủy Hoàng mà khiến sử sách căm phẫn
-
7 ngày tới, từ nay tới Rằm tháng 7 Âm: 3 tuổi nhận Lộc Mẫu tiền vào như nước, nhất con giáp thứ 2
-
3 cung hoàng đạo có khả năng thu hút tiền bạc, tháng 9 lộc đến, tháng 10 phúc đầy
-
Xem lịch âm hôm nay lịch vạn niên ngày 10/8, thiên can địa chị đồng cực đồng hành, cần lưu ý
-
'Tứ vị Hà Thành' - 4 món đặc sản nhất định phải thử khi đến Hà Nội là món gì?