Ghế nhựa là vật dụng quen thuộc với rất nhiều người: khi còn là học sinh thì ngồi chào cờ ở sân trường bằng ghế nhựa, uống trà đá vỉa hè ngồi ghế nhựa, rồi trong bếp, trong nhà tắm cũng thường có một vài chiếc để ngồi cho đỡ mỏi,...
Quen thuộc là vậy nhưng có khi nào bạn thắc mắc về chiếc lỗ tròn nhỏ ở chính giữa mặt ghế mà cái ghế nhựa nào, dù xanh hay đỏ, mặt tròn hay vuông, cao hay thấp cũng đều có không?
Không phải tự dưng mà nhà sản xuất lại phải mất công làm thêm một lỗ tròn nhỏ khi sản xuất ghế hoặc để... tiết kiệm nguyên liệu. Nhiều người còn nghĩ sâu xa rằng chiếc lỗ được tạo ra để ngồi cho đỡ bí và dễ... xì hơi, tuy nhiên lý do chính không phải như vậy.
Chiếc lỗ giúp việc nhấc ghế dễ hơn
Thứ nhất, chiếc lỗ chính là "cứu tinh" cho chúng ta khi muốn nhấc ghế ra khỏi một chồng ghế lớn, bởi khi xếp chồng nhiều chiếc ghế lên nhau cho gọn gàng, hai chiếc ghế liền nhau sẽ rất dễ bị dính chặt vào nhau do áp lực không khí.
Chắc chắn đã có không ít lần bạn gặp phải tình cảnh "dở khóc dở cười" khi cố gỡ hai chiếc bát hay cốc xếp chồng lên nhau, hai cái chậu dính chặt vào nhau,... và cả ghế nhựa đôi khi cũng bị dính chặt như vậy.
Trường hợp này khiến chúng ta nhớ đến thí nghiệm vật lý "bán cầu Magdeburg" đã từng được học: 2 nhóm, mỗi nhóm 8 con ngựa kéo hết sức mà vẫn không thể tách rời được hai nửa bán cầu bằng đồng xếp khít với nhau và được hút hết không khí bên trong.
Cũng tương tự như vậy, nếu ghế nhựa không có lỗ, sẽ rất khó để gỡ ra do hiệu ứng tương tự như chân không được tạo ra do khoảng trống giữa hai chiếc ghế bị nén lại. Do đó, chiếc lỗ sẽ giúp việc tách ghế ra được dễ dàng hơn.
Ngoài nguyên do trên, nhiều người còn cho rằng, chiếc lỗ sẽ giúp cho việc vận chuyển dễ dàng hơn vì người ta có thể luồn dây hoặc cây gậy vào để di chuyển cả chồng ghế mà không sợ bị tuột.
Tại sao chỉ thiết kế một lỗ mà không phải nhiều lỗ?
Một chiếc lỗ không quá to, không quá nhỏ sẽ là lựa chọn hợp lý nhất khi sản xuất ghế. Nó sẽ vừa đủ để không khí được thông suốt mà không ảnh hưởng đến kết cấu, độ bền của ghế. Nếu lỗ quá to hay nhiều lỗ sẽ khiến ghế chịu lực kém, dễ vỡ, nếu lỗ quá nhỏ thì chúng ta sẽ không thể đưa ngón tay vào để kéo ghế ra khi sử dụng.
Tại sao chỉ thiết kế lỗ tròn mà không phải vuông hay chữ nhật?
Hình dạng này cũng là kết quả của nhiều thử nghiệm, bởi trong số tất cả thì hình tròn là bền vững nhất.
Hình vuông, hay bất kỳ hình dạng nào khác có góc cạnh đều sẽ dễ bị tập trung lực ở các góc cạnh và dễ dàng bị gãy, vỡ, không chỉ hỏng đồ dùng mà còn hại không tưởng cho người sử dụng.
Trong khi đó, hình dạng tròn có khả năng phân phối và chịu lực tốt hơn nhiều, không chỉ thế còn dễ tạo khuôn hơn.
Bạn cũng có thể để ý thấy kích thước của những chiếc lỗ trên mặt ghế nhựa khá đồng đều, gần như chỉ có một cỡ, và lý do cũng đơn giản chỉ là kích thước quá to sẽ khiến chiếc ghế bị yếu đi, chóng hỏng, còn quá nhỏ thì sẽ gây khó khăn khi muốn cầm lên.
Vậy là từ một mục đích ban đầu, chiếc lỗ trên mặt mọi chiếc ghế đẩu làm bằng nhựa ngày càng có nhiều tác dụng hơn, thực tế và thú vị.
Chỉnh dáng ngồi thẳng cho con trẻ
Mẹo vui có 1 không 2 cho các mẹ bỉm sữa muốn chỉnh dáng ngồi cho con là đây. Một số gia đình còn cho cây vào lỗ để giúp trẻ giữ thăng bằng lúc ngồi học bài. Nhờ công cụ “tự chế’ với chiếc lỗ tròn mà ba mẹ có thể yên tâm hơn vì cậu bé đã thẳng lưng khi ngồi học. Đúng là “trong cái khó ló cái khôn” đúng không cả nhà.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
2 vị trí tránh đặt cây kim tiền kẻo tài lộc đứt đoạn, để ngay vào 4 chỗ 'đắc địa' để hút vận may
-
Cúng rằm, mùng 1: Hãy hạ ngay 3 thứ này xuống càng dễ lâu càng tổn hao tài lộc
-
3 loại hoa, cây cảnh “đẹp nhưng tai hoạ”, người thông minh chẳng ai trồng trong nhà, cần dọn ra ngoài ngay
-
Rắc nắm bột này lên bồn cầu, vết ố vàng lâu năm sạch hết, cọ rửa nhàn tênh
-
Trong nhà có 5 bông hoa này chắc chắn có điềm: Gia chủ phúc lộc đầy nhà, đáng chúc mừng