Khi trẻ nhỏ khoảng 1 tuổi, dĩ nhiên trẻ sẽ có chế độ ăn riêng, vì lúc đó khả năng ăn thô của con còn kém, thường chỉ ăn cháo là chính. Nhưng từ tầm 2 tuổi trở đi, trẻ đã ăn được cơm và thức ăn thô bình thường. Chính vì thế, nhiều cha mẹ đã cho con ăn chung với nhà cho tiện, tuy nhiên điều này là không nên.
Thúc đẩy quá trình mất canxi
Hầu hết người lớn ở Việt Nam thường tiêu thụ 8 gam muối mỗi ngày. Ngay cả trẻ em, dù ăn ít muối cũng tiêu thụ khoảng 1/3 số lượng muối này. Trẻ từ 1 tuổi trở nên có thể ăn muối nhưng mẹ vẫn nên cho bé ăn chế độ ăn uống vừa phải, đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé.
Một gam muối ăn tương đương với 400 miligam natri, khi kết hợp với natri có trong thực phẩm tự nhiên, về cơ bản là đủ để đáp ứng nhu cầu natri hàng ngày là 700 miligam của trẻ. Khi trẻ ăn đồ ăn của người lớn, trẻ sẽ nạp quá nhiều muối vào trong cơ thể, gây mất canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé.
Ngoài ra, việc trẻ ăn đồ ăn của người lớn quá sớm sẽ khiến bé thích ăn đồ ăn mặn và phát hiện ra đồ ăn có vị mặn ngon hơn những đồ ăn khác rất nhiều. Từ đó, bé sẽ không thích ăn những đồ ăn hấp, luộc vì cho rằng món đồ ăn này quá nhạt nhẽo.
Cản trở sự hấp thụ kẽm
Bữa ăn của người lớn cũng có thể có bột ngọt hay còn gọi là natri glutamat. Khi bột ngọt vào cơ thể trẻ sẽ kết hợp với kẽm tạo thành kẽm glutamat, chất này sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể. Tức là khi bột ngọt vào cơ thể sẽ lấy đi kẽm trong cơ thể bé, gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em.
Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm, các tế bào biểu mô niêm mạc miệng rất dễ bị biến mất dẫn đến bít các lỗ vị giác trên lưỡi. Ngoài ra, thiếu kẽm sẽ khiến quá trình tái tạo tế bào nụ vị giác bị ảnh hưởng. Trẻ bị thiếu kẽm dễ chán ăn, biếng ăn.
Ngoài ra, đồ ăn của người lớn thường cứng hơn, khó nhai hơn. Vì răng của người lớn đều ra răng vĩnh viễn, tương đối cứng, có thể nhai nhiều loại thức ăn.
Trẻ khoảng hai tuổi mới mọc răng sữa, khả năng nhai của bé còn hạn chế. Việc ăn đồ ăn của người lớn có thể khiến bé bị khó tiêu, sâu răng, khó hấp thu. Vì vậy, mẹ chớ nên cho trẻ ăn đồ ăn của người lớn trước 2 tuổi. Ngoài ra, với trẻ trước 3 tuổi, mẹ cũng nên cho bé ăn những thực phẩm mềm, phù hợp với khả năng nhai của trẻ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Trẻ nhỏ nên ăn loại rau nào là tốt nhất cho sức khỏe?
-
Bí quyết để có món cá bống kho thơm ngon nhất định không thể thiếu loại gia vị này
-
Rau muống ăn luộc với xào mãi cũng chán, đem làm 3 món này ngon lạ, cả nhà ai cũng mê
-
Cách làm món thịt ba chỉ cháy cạnh thơm lừng, ăn bao nhiêu cũng không biết chán
-
Sự khác biệt giữa các bé 'bò rồi biết đi' và 'đi mà không cần bò': Không chỉ là IQ