Mì ăn liền là một sản phẩm tiện dụng, được nhiều người yêu thích. Ở Việt Nam, nhiều người có thói quen gọi mì ăn liền là mì tôm, mặc dù nó không được làm từ tôm. Trong gói mì, thông thường, bạn sẽ chỉ thấy vắt mì, gói đầu ăn, gói gia vị, một số loại sẽ có thêm gói thịt, gói rau củ khô nhưng tuyệt nhiên không có con tôm. Vậy tại sao nhiều người lại gọi mì ăn liền là mì tôm?
Vì sao người ta hay gọi mì ăn liền là mì tôm dù không có con tôm nào?
Tên gọi mì tôm đã xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Theo cách lý giải trên một chương trình của VTV1, trước những năm 1975, thị trường có một loại mì với tên gọi là "Mì tôm Colusa" của Xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Colusa.
Vào năm 1985, Xí nghiệp lương thực thực phẩm Miliket được thành lập. Đến năm 2004, Xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Colusa và Xí nghiệp lương thực thực phẩm Miliket được sáp nhập và mang tên í nghiệp Chế biến lương thực thực phẩm Colusa - Miliket. Sau đó, sản phẩm mì Miliket ra đời.
Ở thời điểm đó, sản phẩm mì ăn liền không được đa dạng như bây giờ, người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn. Loại mì ăn liền nhãn hiệu 2 con tôm là một trong những sản phẩm phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Dựa vào hình ảnh hai côm trên bao bì, người dân quen gọi mì ăn liền là mì tôm. Cách gọi này vẫn được duy trì đến bây giờ.
Mì ăn liền (hay mì tôm) có hương vị dễ ăn, có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau như úp mì với nước nóng, nấu mì, làm mì xào, thậm chí có người thích ăn mì tôm sống. Ngoài ra, mì ăn liền là món ăn tiện lợi, không cần chế biến cầu kỳ, giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người nên các sản phẩm mì tôm có lượng tiêu thụ khá cao.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, ăn nhiều mì tôm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là không nên sử dụng mì tôm thay thế bữa chính. Mì tôm chứa ít dinh dưỡng, không đảm bảo nhu cầu đa dạng dưỡng chất của cơ thể.
Một số lưu ý khi ăn mì tôm
- Không nên ăn mì tôm thường xuyên
Tiêu thụ mì tôm thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc được thực hiện trên 6440 người trưởng thành cho thấy nhóm người hay ăn mì ăn liền thu nhạp lượng protein, phốt pho, canxi, kali, sắt và các loại vitamin thấp hơn so với người bình thường.
Người hay ăn mì ăn liền có xu hướng tiêu thụ ít rau, các loại thịt, cá, trái cây, hạt. Những người này dễ bị thừa mỡ bụng, mắc hội chứng chuyển hóa, huyết áp cao, đường huyết cao.
Ngoài ra, mì ăn liền là sản phẩm có hàm lượng muối cao, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ.
- Không nên ăn mì tôm sống
Nhiều người có sở thích ăn mì tôm sống, thậm chí trộn mì tôm sống với gia vị và ăn trực tiếp để thêm đậm đà. Tuy nhiên, tiêu thụ mì tôm sống sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng khó tiêu. Hàm lượng muối và chất bảo quản cao trong mì cũng không có lợi cho sức khỏe khi ăn trực tiếp. Khi nấu chín, các chất trên có thể giảm bớt.
- Không nên ăn mì tôm trước khi ngủ
Ăn mì tôm trước khi ngủ có thể gây ra khó chịu cho hệ tiêu hóa, dẫn tới khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Mì tôm có thể chứa sắt, mangan, vitamin B nhưng lại thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Ngoài ra, lượng muối trong mì quá lớn cũng khiến người ăn cảm thấy khát nước, mệt mỏi vào ban đêm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
4 dấu hiệu bất thường này ở mắt, cảnh báo tăng đường huyết
-
Khám phá 'vàng' dưới lòng đất: Món ăn dân dã nay trở thành đặc sản, tốt cho sức khỏe
-
Ai không nên ăn xôi?
-
Loại cá giàu canxi gấp 3 lần sữa, vitamin dồi dào, ăn tốt ngang tổ yến: Đi chợ thấy phải mua ngay kẻo hết
-
Nguy hại tiềm ẩn từ máy lọc nước hiệu suất thấp và nguồn nước kém chất lượng