Vì sao người xưa dạy: 'Một nhà mở hai cửa, cả của lẫn người khó vẹn toàn', đó là hai cửa nào?

( PHUNUTODAY ) - Theo quan niệm của người xưa, việc mở hai cửa ra vào sẽ làm ảnh hưởng đến phong thủy của gia đình.

Người xưa đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm về phong thủy và không ít trong số đó còn được truyền lại tới ngày nay. Trong đó, vấn đề mở cửa nhà như thế nào cho phù hợp, giúp đón tài lộc, may mắn là điều rất quan trọng. Người xưa dạy một nhà không nên mở hai cửa. Một căn nhà có hai cửa ra vào thì các thành viên dễ gặp nạn, khó tích lũy tiền của.

Căn nhà có phong thủy tốt thì gia đạo êm ấm, nhà cửa có sức sống, sự nghiệp, tài lộc của gia đình dồi dào. Trong khi đó, phong thủy xấu sẽ làm các thành viên trong gia đình lục đục, gặp khó khăn, lụi bại.

Vì vậy, dù xây nhà ở đâu, nhà to hay nhà nhỏ, ở nông thôn hay thành thị, vấn đề phong thủy của căn nhà đều được đặt lên vị khí khá quan trọng. Việc bố trí các cửa nhà cho hợp lý rất được chú ý. Cửa chính là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi đón vượng khí, tài lộc. Việc thiết kế cửa chính cần chú ý tránh những đại kỵ phá hỏng phong thủy.

Nếu bạn thắc mắc rằng tại sao nhà xưa thường có 2-3 cửa ra vào thì cần phải chú ý rằng nhà của người xưa chỉ có duy nhất một cánh cửa lớn, các cửa khác cũng dùng để ra vào nhưng đều có kích thước nhỏ hơn cửa chính, gọi là cửa hông, cửa hậu tùy vào vị trí đặt cửa. Thông thường, cổng nhà quý tộc thường sẽ có ba cửa, trong đó có một cửa lớn và hai cửa ở hai bên (gọi là cửa hông). Ngoài ra, căn nhà còn có thể có cửa sau. Ở thời xưa, cổng chính của căn nhà sẽ dành để tiếp đón các vị khách quan trọng. Trong tình huống bình thường, mọi người thường đi bằng cửa hông ở hai bên. 

Trong khi đó, người xưa quan niệm rằng nếu một nhà mở hai cửa chính to như nhau thì các thành viên trong gia đình dễ lục đục, khó gắn kết với nhau. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài rất dễ khiến gia đình tan vỡ.

Vì vậy, người xưa cho rằng một căn nhà chỉ cần mở một cửa chính để các thành viên trong gia đình có sự gắn kết, hòa thuận.

Tác giả: Thanh Huyền