Tảo mộ đặc biệt vào dịp giỗ người thân, cuối năm, tiết thanh minh, rằm tháng bảy... là tập tục của nhiều địa phương. Thế nhưng không phải ai cũng nên đi tảo mộ. Đặc biệt người xưa cho rằng con gái đã đi lấy chồng thì không đi tảo mộ nhà đẻ, con rể không tảo mộ nhà vợ. Quan điểm ở đây chủ yếu nhấn mạnh con rể, con gái không được làm chủ lễ tế mộ nhà vợ, chứ không phải là không được xuất hiện đi cùng những người khác trong gia đình đi tảo mộ.
Tại sao kiêng con rể, con gái đi tảo mộ?
Người xưa rất nặng nề chuyện con trai nối dõi tông đường và chuyện thờ cúng tổ tiên phải thuộc về con trai trưởng. Đó vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ thiêng liêng. Theo đó thì con gái không được quyền thờ cúng ông bà tổ tiên vì "con gái là con người ta", còn con rể thì chỉ là khách không phải là con.
Việc tảo mộ ngày xưa rất trang trọng, sẽ là dâng lễ thắp hương tại mộ, dọn dẹp, sửa sang chấn chỉnh cần thiết. Khi tảo mộ sẽ có chủ lễ cúng bái, sẽ là nam giới đứng đầu trong gia đình, dòng họ.
Người xưa cho rằng việc tảo mộ là việc thiêng liêng trong dòng họ nên chỉ người trong gia đình dòng họ mới tham gia. Việc tảo mộ người ngoài sẽ là xui xẻo, mang xui xẻo theo và xui xẻo cho cả gia chủ.
Con gái đi lấy chồng theo họ nhà chồng nên không còn là người trong gia tộc nhà đẻ. Con rể chỉ là khách. Thế nên sự xuất hiện của hai người này không phù hợp. Đặc biệt nếu họ tự ý đi tảo mộ, cúng lễ, không có người khác đi cùng thì càng không hợp lệ. Bởi người chủ lễ cúng phải là con trai trong gia đình, dòng họ còn con gái con rể không được phép làm việc này.
Người xưa cho rằng nếu con rể, con gái đã đi lấy chồng mà chủ lễ tảo mộ sẽ là coi thường gia đình nhà trai hoặc có thể rước xui xẻo về nhà chồng.
Quan niệm ngày nay ra sao?
Ngày nay vai trò của con gái đã cao hơn trước đây. Nhiều gia đình không có trai thì con gái vẫn đứng ra đảm bảo vai trò như con trai. Nhiều gia đình con gái trưởng cũng có vai trò không kém con trai trưởng.
Tuy nhiên vẫn không ít gia đình, địa phương vẫn còn trọng nam khinh nữ và giữ quan điểm chủ lễ trong gia đình phải là trưởng nam, chứ không phải trưởng nữ.
Bởi thế con gái đi lấy chồng vẫn là lo việc nhà chồng, con rể vẫn chỉ là khách trong nhà. Thế nên tùy theo gia đình, địa phương, văn hóa mà có cách ứng xử phù hợp.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
5 chỗ của phụ nữ càng to - xấu chồng càng được lộc, nhiều chị không biết lại xấu hổ
-
Nhà bếp hợp phong thủy: Cách đơn giản rước tiền vào nhà
-
Ông bà dặn con cháu: Đi làm khách không tặng 3 vật này kẻo rạn nứt, vận đen tới. Đó là gì?
-
Giải quyết nỗi lo đậu phụ nát: Cách làm đơn giản, hiệu quả
-
Cho dầu ăn vào luộc rau củ quả tưởng vụng về hóa ra công dụng bất ngờ, đầu bếp nhà hàng còn khen