Người xưa thường rất trọng khách, đối đãi với khách rất chu đáo. Và ngược lại khi tới làm khách, dùng cơm nhà ai đó người xưa thường sẽ mang quà đi chứ không bao giờ đi tay không. Đó chính là tu dưỡng, là lễ nghĩa. Nhưng có 3 dạng quà này thì người xưa khuyên con cháu đừng tặng khi làm khách.
Đồ cũ không mang đi tặng
Đồ cũ dù có giá trị cũng không mang theo khi tới làm khách nhà người. Đó là vì khi đi làm khách là ở vị trí được đối đãi trang trọng nhưng cũng phải trang trọng lại với chủ nhà. Bởi thế trong hoàn cảnh thì mối quan hệ chưa quá thân để tặng một món đồ cũ. Hơn nữa đồ cũ mang ý nghĩa bố thí cho lại, đồ thừa, đồ cũ, mình chán nên cho người, mình không dùng không tốt nữa mới cho người. Điều đó mang lại vận xui rủi cho người được tặng và gây phản cảm.
Dẫu đồ cũ còn tốt nhưng không thích hợp vì không đủ trang trọng khi làm khách. Tặng đồ cũ có thể gây hiểu lầm trong cách tặng nên gây ra rạn nứt quan hệ, người kia cảm thấy bị coi thường. Điều đó có thể dẫn tới mối quan hệ từ tốt thành xấu nghi kỵ nhau, bạn chuốc lấy muộn phiền vào quan hệ, làm việc làm ăn sa sút, sự hợp tác đứt gẫy, tài lộc tiêu tán, danh tiếng tổn hại.
Trong trường hợp thân thiết thì đồ cũ có thể cho nhau nhưng không tặng. Đồ tặng phải là đồ chưa dùng được mua cho gia chủ. Nhiều người khi nhận đồ cũ sẽ nghĩ rằng khách không tôn trọng rồi dần sẽ xa lánh. Hơn nữa thời xưa cho rằng mang một món đồ cũ đi tặng có thể mang lại điềm xui xẻo tới gia đình họ, gây ra đại kỵ phong thủy cho họ, và cũng là đại kỵ cho chính bản thân mình, biến mình trở thành kẻ mang vận xui đến nhà người khác. Trong quan hệ tối kỵ việc biến mình thành sự xui xẻo với người khác.
Món quà trị giá quá lớn
Trái ngược với món đồ cũ thì món quà trị giá cao lại quá sang trọng không phù hợp tặng làm khách. Món trị giá lớn thường là món đồ đút lót, hối lộ hoặc con cái mua hiếu kính cha mẹ. Do đó món quà trị giá quá lớn sẽ không tương xứng trong mối quan hệ, lúc đó sẽ biến quà thành nợ nần.
Món quà đi làm khách là mang ý nghĩa thể hiện sự kết giao quan tâm đôi bên vui vẻ, thân hòa với nhau hơn, tạo ra niềm vui và tình gắn kết lớn hơn. Nhưng khi món quà trị giá quá lớn thì sẽ gây nghi ngờ hoặc ngại ngần cho gia chủ. Nếu món quà trị giá lớn người ta không dám nhận hoặc nhận vào mà lo lắng vì không biết có ý đồ gì xấu ẩn sâu hoặc họ sợ mang nợ, sợ há miệng mắc quai. Món quà lớn cũng thường có thể sẽ ẩn chưa sự nhờ vả một việc gì đó rất khó khăn về sau nên đối phương sẽ đề phòng. Thậm chí món quà trị giá lớn có thể gây phiền toái về pháp luật cho gia chủ.
Bởi thế nếu thực sự là bạn bè làm khách vui vẻ thì nên chọn món quà tương xứng trong mối quan hệ đừng chọn trị giá quá cao so với gia chủ và chính bạn. Không phải càng trị giá càng vui mà sẽ gây khoảng cách trong quan hệ. Một món quà trị giá lớn có thể sẽ biến mối quan hệ đang nhẹ nhàng tốt đẹp thành nghi ngại mệt mỏi, áp lực, tạo ra chướng ngại trong việc kết giao giữa đôi bên. Nếu đó là mối quan hệ làm ăn thì họ sẽ tìm cách đề phòng né tránh bạn, từ đó mà tài vận và vận may đi xuống.
Món quà mang tính kiêng kỵ theo tín ngưỡng
Một số món quà có ý nghĩa không tốt lành, hoặc có những liên tưởng tới vận xui thì đừng mang theo, đặc biệt tùy địa phương có những quan niệm nên cần tìm hiểu nếu tới làm khách ở địa phương khách.
Đặc biệt người xưa khuyên tặng mừng thọ không tặng đồng hồ, tặng tiệc cưới không tặng ô, khi thăm nhau không tặng lê. Đó là vì theo tiếng Hán thì đồng hồ tức “tống chung” (送 终) có nghĩa là đưa tiễn người chết, chữ “ô” (伞) nghĩa là phân tán, chữ “lê”(梨) có hàm ý là cắt, rạch, chia ly. Điều đó khiến cho món quà mang ý nghĩa xấu dẫn tới quan hệ đôi bên có điềm gở, mang lại xui rủi tới cho gia đinh họ, hủy hoại phong thủy tốt lành mà họ xây dựng.
Đi làm khách là lúc rất quan trọng. Gia chủ đối đãi để được lòng khách. Khách mang quà để đáp lễ gia chủ. Thế nên những món quà có ý nghĩa quan trọng nhưng hãy cẩn trọng khi chọn quà nhé.
*Thông tin mang tính tham khảo