Chanh là loại quả được dùng rất phổ biến trong mùa hè. Nước chanh ngoài tác dụng dinh dưỡng, giải khát giải nhiệt còn có tác dụng an thai, kích thích tiết men tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột... Ngoài ra, acid nitric còn có thể kết hợp với Ca++ thành hợp chất hòa tan làm chậm quá trình đông máu, dự phòng bệnh tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim. Các hợp chất flavonoid trong chanh có tác dụng kháng viêm.
Chữa bệnh cùng chanh
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, các bộ phận của cây chanh đều có giá trị riêng. Cụ thể:
Dịch quả: Tính mát, thông tiểu tiện, có tác dụng chữa bệnh tê thấp, liều dùng 30-120 g/ngày, pha thành nước uống. Nó cũng có thể dùng chữa bệnh scorbut (bệnh do thiếu vitamin C) của trẻ sơ sinh, thậm chí cả người lớn. Ngoài ra, dịch quả chanh còn làm nguyên liệu chế axit xitric thiên nhiên.
Múi: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho, viêm họng. Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.
Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm. Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng.
Rễ: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g.
Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.
Chanh ướp muối: chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng. ăn hay ngậm tùy ý. Dùng cho trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng.
Lưu ý: Người bị loét dạ dày - tá tràng chưa ổn định, đa toan không dùng. Chanh có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nên chế biến, hạn chế dùng dạng tươi sống.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Đặt vật này trên bàn làm việc tiền tài vào như nước, may mắn sẽ luôn đến
-
Lỗi phong thủy về nhà ở phổ biến nhất và cách hóa giải để không lụi bại
-
Để bát nước kiểu này lên bàn làm việc, sự nghiệp thăng tiến không ngừng
-
Cách chọn rau củ không chứa hóa chất để đảm bảo an toàn cho cả nhà
-
Nếu nhà muốn trồng cây phải biết điều này để không ngày một lụi bại