Vì sao nhà dù chât hẹp tới đâu cũng cần trồng 1 cây chanh nhỏ?

( PHUNUTODAY ) - Vì sao nhà dù chât hẹp tới đâu cũng cần trồng 1 cây chanh nhỏ - bạn hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân do đâu!

Cây chanh có nhiều tác dụng cho sức khỏe

Bài thuốc chữa bệnh từ lá chanh

Chữa sâu quảng

chanh non, lá diếp cá, lá húng chanh, lá mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác.

Chữa nhức đầu, giải cảm

Một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi sẽ giúp bạn đánh bật virus cảm cúm và bệnh đau đầu ra khỏi cơ thể. Hoặc nếu sợ xông, bạn hãy sử dụng cách uống như sau: lá chanh 16g, tỏi 4-6g, lá dung hoặc lá mít 16g, nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông, chữa nhức đầu, giải cảm

Chữa ho do lạnh

Gừng tươi và lá chanh, mỗi thứ một ít, sắc từ 400ml nước xuống còn 100ml. Khi uống cho thêm một ít đường. Cổ họng sẽ hết ho và ngứa.

Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được. Chia bát nước ra làm 2, uống sau bữa sáng và tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 15 ngày để có kết quả tốt nhất. Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được.

Giúp tóc bóng mượt

Chuẩn bị lá bưởi, hương nhu và lá chanh tươi (mỗi vị 30g), rửa sạch nấu lấy nước gội đầu. Chỉ cần tuần gội 1 lần là sẽ có mái tóc bóng mượt hẳn.

Nước gội đầu từ lá chanh giúp bạn có một mái tóc bóng mượt hơn

Chữa cảm sốt không ra mồ hôi

Cảm không ra mồ hôi thường lâu và hay để lại biến chứng. Điều cần làm là để cơ thể tiết mồ hôi trở lại để thải độc tố. Để làm được điều này, cần 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc muốn tăng hiệu quả, ngoài lá chanh, có thể sử dụng thêm lá cúc tần, lá bưởi, vỏ quýt, lượng bằng nhau sắc uống trong ngày.

Mỗi bộ phận của cây chanh đều có công dụng chữa bệnh

Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, các bộ phận của cây chanh đều có giá trị riêng. Cụ thể:

Dịch quả: Tính mát, thông tiểu tiện, có tác dụng chữa bệnh tê thấp, liều dùng 30-120 g/ngày, pha thành nước uống. Nó cũng có thể dùng chữa bệnh scorbut (bệnh do thiếu vitamin C) của trẻ sơ sinh, thậm chí cả người lớn. Ngoài ra, dịch quả chanh còn làm nguyên liệu chế axit xitric thiên nhiên.

Múi: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho, viêm họng. Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.

Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm. Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng.

Rễ: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g.

Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.

Vỏ thân cây: Dùng là thuốc bổ đẵng giúp tiêu hóa, ngày uống 4-10 g dưới dạng thuốc sắc.

Hạt quả: Dùng làm thuốc tẩy giun.

>Tôm đồng - vị thuốc vô cùng quý mà ít ai ngờ tới
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Tôm đồng - vị thuốc vô cùng quý mà ít ai ngờ tới, các bạn hãy cùng tìm hiểu để sử dụng thích hợp.
>Muốn cả đời không ốm đau, bệnh tật bạn hãy ăn những thực phẩm này
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Bạn hãy ăn thường xuyên và khoa học những thực phẩm này, đảm bảo cả đời sẽ không ốm đau bệnh tật!

Tác giả: Bùi Thị Phương