Vì sao phím F và J của bàn phím máy tính luôn có gờ nổi?

( PHUNUTODAY ) - Có thể bạn không để ý nhưng phím F và J trên bất cứ bàn phím máy tính nào cũng có gờ nổi. Vậy chúng có công dụng gì?

Vì sao phím F và J của bàn phím máy tính luôn có gờ nổi?

Việc thiết kế gờ nỗi trên phím F và J của bàn phím máy tính không phải ngẫu nhiên mà nó có công dụng nhất định, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sử dụng.

Phần gờ nổi trên phím F và J có liên quan đến việc gõ bàn phím bằng 10 ngón. Đường gờ này được đặt ở phím F và J chính là để đánh dấu vị trí đặt ngon tay trỏ của hai bàn tay. Nó giúp người dùng nhận diện các phím bấm mà không cần phải nhìn xuống bàn phím.

Tính từ vị trí ngón trỏ đặt vào phím F, các ngón còn lại của tay trái sẽ lần lượt đặt vào phím A, S, D. Ở bên còn lại, ngón trỏ đặt vào phím J, các ngón còn lại lần lượt đặt vào phím K, L.

Phím F và J trên bàn phím máy tính luôn có gờ nổi.

Khi đã nắm chắc vị trí đặt ngón tay trên bàn phím, người dùng có thể thực hành, luyện tập và dần dần quen thuộc với các ký tự trên bàn phím, tiến tới không cần nhìn vào bàn phím vẫn có thể sử dụng các phím bấm một cách trơn tru, chuẩn xác.

Gờ nổi trên hai phím này không xuất hiện từ thời điểm máy tính được phát minh mà mãi sau này nó mới được thêm vào. Người thiết kế ra phần gờ nỗi trên phím K và J cho bàn phím máy tính chính là June E Botich - người Naples, Florida, Mỹ. Vào tháng 4/2002, bà đã sáng tạo nên gờ nổi trên 2 phím này để tăng tốc độ gõ phím và tăng độ chính xác khi gõ cho người dùng.

Vị trí của các ngón tay tương ứng với các phím trên bàn phím máy tính.

Vì sao các ký tự trên bàn phím máy tính không được sắp xếp theo thứ tự ABC?

Bố cục của bàn phím máy tính ngày nay được gọi là QWERTY. Thay vì sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái ABC, nó được bố trí một cách hoàn toàn khác.

Điều này có liên quan đến sự ra đời của máy đánh chữ vào khoảng 150 năm trước.

Máy đánh chữ là dụng cụ viết chữ chạy trên thiết bị cơ khí, điện cơ hoặc điện tử cơ. Nó được trang bị một bộ phím sử dụng những chiếc búa nhỏ đập vào dải vải tẩm mực rồi in lên tờ giấy đặt phía sau dải mực.

Các máy đánh chữ sẽ có các đòn bẩy đặc biệt với các bệ kim loại hoặc chữ nhựa. Khi gõ vào các phím tương ứng, cần gạt sẽ chạm vào băng thấm mức và để lại dấu của chữ trên tờ giấy. Trước khi ký tự tiếp theo được in, tờ giấy sẽ được dịch chuyển sang bên trái một chút. Như vậy, ký tự tiếp theo sẽ nằm ngay bên phải của ký tự vừa gõ trước đó.

Ban đầu, bàn phím của máy gõ chữ được xếp theo thứ tự bảng chữ cái ABC. Tuy nhiên, khi người dùng nhất hai phím liên tục quá nhanh thì các đòn bẩy dễ bị mắc kẹt. Theo phản ánh của người dùng, điều này hay xảy ra với các phím nằm gần nhau.

Khi đó, nhiều phương án giải quyết được đề xuất. Trong đó, giải pháp Christopher Sholes được đánh giá cao nhất. Ông cũng chính là người đã phát minh ra chiếc máy đánh chữ đầu tiên.

Ông phát hiện ra việc sắp xếp lại các ký tự trên bàn phím sẽ giảm được tình trạng kẹt đòn bẩy và trong suốt 5 năm, ông đã thử nghiệm nhiều bố cục bàn phím khác nhau. Đến năm 1870, nhà phát minh này phát hiện ra bố cục gần giống như hiện nay chúng ta sử dụng. Bố cục này mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng. Nó được gọi là bố cục QWERTY. Đó chính là 6 chữ cái đầu tiên của hàng chữ trên cùng của bàn phím (tính từ trái sang phải).

Sau này, bàn phím QWERTY vẫn tiếp tục được cải tiến. Nó được bổ sung thêm các phím như Escape (ESC) Insert, Delete, Home, End, Page Up, Page Down và các phím chức năng khác.

Kiểu bố cục QWERTY được phát triển cho kiểu gõ bằng tiếng Anh. Ở một số ngôn ngữ khác, người ta sẽ dùng các biến thể của bố cục này. Ví dụ như tiếng Pháp có thể dùng AZERTY, tiếng Đức dùng QWERTZ, tiếng Y dùng QZERTY. Ngoài QWERTY, chúng ta cũng có nhiều kiểu bố cục bàn phím khác nhưng kém phổ biến hơn nhiều.

Tác giả: Thanh Huyền