Quả sung khi chín thường vị ngọt, thơm ngon, nhất là với giống sung Mỹ, quả to.
Thông thường, quả sung, quả vả khi còn non sẽ không có côn trùng bên trong. Tuy nhiên, đến lúc chín, bạn có thể thấy nhiều quả có những con côn trùng nhỏ trú ngụ trong ruột quả. Vậy côn trùng đó là loài nào, làm thế nào để chui vào trong quả?
Vì sao quả sung thường có côn trùng bên trong? Chúng là con gì?
Loại côn trùng phổ biến nhất trong quả sung là ong vò vẽ (có nơi gọi là ong bắp cày). Trong sinh học, mối quan hệ của loài ong vò vẽ và quả sung được gọi là mối quan hệ tương hỗ. Chúng cần có nhau để phát triển.
Chúng ta thường coi quả sung là một loại trái cây. Tuy nhiên, quả này vốn không phải là quả mà là hoa mọc ngược, phần thịt quả bên trong có vai trò như cuống đài. Cây sung sẽ tạo những quả sung đực mang phấn hoa và những quả sung cái. Hoa sung nở bên trong nên chúng không tự thụ phấn được mà cần có sự trợ giúp của các loài côn trùng.
Trong tự nhiên, hoa cần được thụ phấn đề sinh sản nhưng hoa sung bị ẩn bên trong nó. Do đó, hoa sung sẽ cần có ong vò vẽ hoàn thành quá trình thụ phấn này. Ong vò vẽ sẽ chui vào bên trong quả sung để đưa phấn trực tiếp vào hoa. Bên trong quả sung trở thành môi trường an toàn ong cái đẻ trứng, duy trì nòi giống.
Ong vò vẽ và quả sung mang lại lợi ích cho nhau. Chúng cần có nhau để sinh sản và phát triển.
Cách côn trùng chui vào trong quả sung
Bạn có thể thắc mắc rằng quả sung trông vẫn lành lặn, không có khe hở nào, vậy làm sao ong vò vẽ có thể chui vào bên trong đẻ trứng.
Ong vò vẽ sẽ bò vào bên trong các quả sung để sinh sản. Trên quả sung có một lỗ hẹp gọi là lỗ xương. Lỗ này có kích thước nhỏ nên chúng ta thường không để ý và ít nhìn thấy bằng mắt thường. Ong vò vẽ sẽ chui qua lỗ này để vào bên trong quả sung.
Con ong cái đẻ trứng bên trong quả sung. Con đực không biết bay mà chỉ tồn tại với vai trò sinh sản, đào đường cho ong con thoát ra ngoài.
Những con non khi chui ra ngoài sẽ mang theo cả phấn hoa. Chúng sẽ tìm một "bông hoa sung" mới và chui vào bên trong để tiếp tục chu kỳ sinh sản giống như đời bố mẹ. Nhờ đó, hoa sung được thụ phấn.
Ong vò vẽ bố mẹ không thể thoát ra ngoài khi đã chui vào bên trong quả sung. Nguyên nhân là do lỗ xương của quả sung vốn rất nhỏ. Nó sẽ làm râu và cánh của ong vò vẽ bị đứt khi chui vào. Sau khi sinh sản bên trong quả sung, ong bố mẹ cũng sẽ sớm kết thúc hành trình của mình tại đó.
Đôi khi ong bố mẹ vẫn còn sống do chúng ăn quả sung để tồn tại. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp trường hợp con non chưa thể thoát ra ngoài vì đường đi do côn trùng đào để xâm nhập quả sung bị hẹp lại do quá trình chữa lành của quả sung.
Khi bạn cắt quả sung, đường đi mới cho thế hệ ong con chui ra ngoài cũng có thể xuất hiện.
Nhờ có côn trùng thụ phấn hoa mà chúng ta có những qủa sung ngon ngọt. Khi ăn, chúng ta chỉ cần loại bỏ hết các côn trùng mà mình nhìn thấy bên trong quả là được. Trường hợp lỡ ăn phải chúng thì cũng không ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Món đồ thường thấy trong các đơn hàng online, tưởng là ‘rác’ mà giúp bạn tiết kiệm cả đống tiền
-
Mua trứng về đừng cho ngay vào tủ lạnh: Học người Nhật bảo quản trứng không cần tủ lạnh, để cả năm không hỏng
-
Sự thật về hạn sử dụng của sữa đặc, ai đang để sữa cả tháng trong tủ lạnh càng phải chú ý
-
Thịt bò hay bị dai, khó nhai: Ướp với thứ gia vị rẻ tiền này sẽ vừa mềm vừa ngon
-
Tự làm giấm gạo tại nhà chỉ cần 3 nguyên liệu, vừa ngon vừa an toàn