Tổ tiên ông bà ta rất trọng lễ nghĩa, đặc biệt việc kính trên nhường dưới. Do đó khi nấu thức ăn dâng cúng cũng phải đảm bảo yếu tố này. Dâng cúng là hành động dâng tấm chân thành và sự tôn kính với ông bà tổ tiên, thần linh. Trong thờ cúng đại nghị là qua quýt giả tạo, nói một đằng làm một nẻo.
Trong thờ cúng thì có sửa soạn trái cây, hoa, trà, nước thuốc và phần nấu thức ăn chín để xếp mâm cỗ cúng.
Việc nấu thức ăn để cúng thường là có những món sẽ nấu chung cả nồi to, phần thì múc vào đĩa, tô dâng cúng, phần đơm ra tô bát để gia đình sẽ ăn sau khi cúng, có những món lại chỉ nấu riêng để cúng mà không nấu đại đồng để cả gia đình ăn.
Người xưa việc nấu thức ăn thường là do người chủ nữ trong gia đình thực hiện. Việc nấu đồ thờ cúng xa xưa rất tỉ mỉ cầu kỳ quan trọng để thể hiện tấm lòng thành của gia chủ.
Đặc biệt trong khi nấu đồ ăn cho gia đình thì hầu như ai cũng nếm để biết xem đã hợp khẩu vị chưa đã đạt độ chín chưa.
Tuy nhiên nếu món đó xác định sẽ xếp vào mâm cỗ cúng thì người xua kỵ nhất là nếm. Nếu không may nàng dâu đang nếm mà bị mẹ chồng, người nhà chồng biết thì sẽ không cẩn thận bị mắng không hết lời, hoặc bị cho là không biết học hỏi, không được dạy dỗ từ nhà đẻ.
Tại sao cấm nếm khi nấu đồ cúng?
Nếm để xem xét kiểm tra chất lượng món ăn. Nhưng hành động nếm là thể hiện sự ăn trước và động đũa vào đồ ăn của người được dâng cúng. Hành động này được cho là ăn trước ông bà tổ tiên và như thế là ông bà tổ tiên ăn thừa. Bởi vậy người xưa rất kiêng việc này bởi như thế sẽ không trang trọng khi làm đồ cúng sẽ bị ông bà tổ tiên trách phạt.
Nếm theo cách của người Việt thường là dùng ngay đũa, thìa đang nấu để lấy thức ăn đưa lên mút mút nhấm nhấm rồi lại tiếp tục dùng đũa đó nấu. Điều đó cũng gây mất vệ sinh. Nên hành động nếm kiểu này càng không trang trọng.
Do đó người xưa thường nói nàng dâu khéo, con gái khéo chính là nấu ăn đã quen tay nên nêm nếm thường rất phù hợp lần này sang lần khác. Vì thế nấu mà không cần nếm, cũng như đã canh lửa canh thời gian hoặc nhìn băng mắt cảm nhận bằng mũi đã biết chất lượng món ăn.
Bởi vậy người xưa thường chọn dâu cả biết nấu nướng nội trợ cũng vì dâu cả sẽ là người kế tiếp mẹ chồng, bà nội chồng để chuẩn bị đồ cúng gia tiên là vậy.
Nhiều gia đình cẩn thận sẽ đơm đồ ăn vào mâm cúng, cúng xong rồi nếm lại nếu chưa đủ vị thì mới nêm thêm và mang bày ra ăn để chắc chắn là mình ăn sau ông bà tổ tiên.
Ngày nay nhiều gia đình đã nghĩ thoáng hơn, nên sẽ múc riêng ra đĩa nhỏ để nếm vừa đảm bảo món ăn đạt chuẩn và không bị mất vệ sinh.
Một số lưu ý khi làm cỗ cúng
- Không nấu những món quá nặng mùi để cúng
- Không dùng đồ ăn tanh, thức ăn kiêng kỵ như trâu bò chó, vịt, ngan để cúng
- Không nấu đồ ăn có tỏi để cúng
- Không nên cúng những đồ ăn sống chưa chín
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Người sắp gặp may: Càng sống lâu càng giàu trên thân thường có 3 điểm này: Đó là gì?
-
Chuối chín mua về không ăn hết: Bảo quản theo cách này cả tuần không lo thâm đen
-
Người giàu thường đặt 2 thứ này ở đầu giường, muốn thoát nghèo hãy làm theo
-
Mách bạn mẹo hay khử nhanh hết mùi thức ăn trong nhà, đảm bảo nhà thơm tho sạch thoáng
-
Thầy phong thủy chỉ rõ: 5 phúc tướng trên khuôn mặt, chỉ cần sở hữu 1/5 cũng may mắn, cả đời giàu sang