Nhà nào cũng có ít nhất một cái thớt. Dụng cụ này cũng có nhiều phiên bản với các thiết kế, hình dáng và chất liệu khác nhau. Có những chiếc thớt được chạm trổ hay chế tác bằng các chất liệu quý nên có giá thành rất cao. Nhìn chung, chúng có một công dụng duy nhất là làm mặt đế để cắt, thái đồ ăn. Thớt phổ biến đến vậy nên rất nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi biết bao lâu này mình vẫn chưa sử dụng đúng cách.
Bạn có thể nhận ra rằng phần lớn những chiếc thớt đều có một lỗ khá lớn gần ngoài rìa. Thông thường, phần lớn mọi người đều nghĩ rằng chiếc lỗ dùng để treo lên giá hay tường hoặc dùng để cầm nắm dễ dàng. Thế nhưng, trên thực tế cấu tạo đặc biệt này ra đời lại phục vụ cho một mục đích hoàn toàn khác.
Bình thường, khi thái đồ ăn, đặc biệt là khi thái thành những miếng nhỏ, bạn sẽ ít nhiều gặp khó khăn khi dồn thành phẩm vào bát hay đĩa.
Thực phẩm dễ rơi rớt ra ngoài và bạn sẽ phải rửa lại, nhặt lại vô cùng mất thời gian. Nếu bốc tay, nhất là với những đồ ăn chín thì khả năng nhiễm khuẩn từ tay lại vô cùng cao, chưa kể mất vệ sinh nữa.
Cách làm đúng là bạn dùng dao vừa thái xong, dồn đồ ăn qua chiếc lỗ để chúng rơi xuống khay hay bát đĩa phía dưới một cách dễ dàng. Phương pháp này áp dụng với những loại thực phẩm được thái hạt lựu hay thịt băm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng lỗ nhỏ này để gạt những mẩu vụn, vỏ và các mảnh thừa khi sơ chế rau củ xuống phía thùng rác bên dưới.
Ngoài ra, khi dùng thớt, bạn cũng cần coi trọng một số lưu ý khác như:
Ngâm thớt sau khi mua về
Ngâm thớt sau khi mua về không chỉ làm sạch bề mặt gỗ mà còn làm cho thớt có đủ độ ẩm, thớt sẽ không thấm nước nhiều hay dễ rạn nứt khi sử dụng.
Mọi người có thể ngâm thớt trong dung dịch nước muối được pha theo tỷ lệ 200 gram muối : 1 lít nước trong 1 ngày rồi đem thớt phơi thật khô sau đó mới sử dụng.
Vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng
Vệ sinh thớt gỗ sạch sẽ sau khi sử dụng là một trong những cách giúp thớt bền hơn.
Mọi người có thể dùng nước nóng, muối, kết hợp baking soda và giấm hoặc sử dụng chanh để vệ sinh thớt gỗ sau khi sử dụng. Không chỉ giúp làm sạch thức ăn bám trên thớt mà chanh còn có khả năng khử được mùi thức ăn bám trên thớt.
Để thớt ở nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Thớt để trong môi trường khô nóng và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ dễ bị nứt, nhanh hỏng chính vì vậy cần để thớt ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.
Sử dụng thớt riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín
Các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá,...sẽ có chứa những vi khuẩn có hại, vì vậy nếu sử dụng thớt chung để thái thực phẩm sống và thực phẩm chín sẽ khiến cho vi khuẩn từ thớt bám vào thực phẩm chín, điều này sẽ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thay thớt khi cần thiết
Thớt gỗ sau khi sử dụng một thời gian sẽ có những vết xước do quá trình thái, băm thực phẩm, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển do thức ăn thừa còn sót lại bám vào.
Chính vì vậy hãy thay thớt khoảng 7 đến 8 tháng một lần hoặc khi thớt có quá nhiều vết cắt, xước.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Thịt đông trong tủ lạnh bị túi nilong dính chặt vào: Đây là cách rã đông nhanh nhất
-
7 nét tướng trên khuôn mặt phụ nữ giỏi giang, 10 người thì 9 người giàu sang
-
Nhấn vào mục này trên điện thoại: Dùng Wifi miễn phí không cần biết mật khẩu, ngồi đâu cũng ung dung dùng mạng
-
Nữ tiếp viên hàng không thường mang theo một quả chuối lên máy bay, dùng nó làm gì?
-
Tại sao nên để một bánh xà phòng trong xe: Lợi ích bất ngờ, nhiều người chưa biết