Lịch sử Việt Nam ghi nhận, có một vị tướng kiệt xuất tinh thông võ nghệ lại có biệt tài đặc biệt về ngoại ngữ. Ông có rất nhiều chiến công trong nhiều lĩnh vực, được người đời kinh nể, nhân dân tôn thờ, sử sách ghi nhận. Ông chính là Trần Nhật Duật.
Vị tướng tài, giỏi ngoại ngữ nhất lịch sử Việt Nam,bậc thầy ngoại giao
Không chỉ tài giỏi trên chiến trường, Trần Nhật Duật còn được đánh giá cao nhờ khả năng ngoại ngữ và nghệ thuật đối ngoại khéo léo. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật (1255 – 1330) vốn xuất thân đã không hề tầm thường. Ông chính là con thứ sáu của vua Trần Thái Tông, em trai của vua Trần Thánh Tông.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, năm Kỷ Hợi 1239, khi vua Trần đi tuần qua phủ Thiên Trường và gặp được một cô gái trẻ tên Vũ Thị Vượng. Cô Vượng có nhan sắc xinh đẹp, giỏi nghề canh cửi, lại còn chăm chỉ, nết na. Vua nhìn rất ưng ý nên cho đến rước Vũ Thị Vượng về cung, lập làm Cung phi thứ năm, đặt hiệu là Vũ phi. Sau này Vũ phi hạ sinh ra Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi rõ, vào một đêm nọ, Vũ phi ngủ mơ thấy ngôi sao lớn từ trên trời rơi xuống giường mình rồi không lâu sau đó phát hiện mang thai. Giờ Ngọ, ngày 10/4/1255, vị hoàng tử chào đời với dung mạo khác thường lại trên tay có 4 chữ “Chiêu Văn đồng tử”. Vì thế, vua Trần Thái Tông đặt tên hoàng tử là Trần Nhật Duật, và phong hiệu Chiêu Văn vương.
Trần Nhật Duật lớn lên, trên thông kinh văn, dưới tường địa lý, đặc biệt ông rất giỏi ngoại ngữ. Ông sử dụng thành thạo ngôn ngữ, tập tục của rất nhiều dân tộc cũng như các nước láng giềng. Vì thế mà năm mới 20 tuổi, Trần Nhật Duật đã được vua giao trách nhiệm đảm nhận các công việc về những dân tộc có mối liên quan.
Theo truyền thống, khi sứ phương Bắc sang triều đình thì cần có phiên dịch viên làm trung gian còn tể tướng không được trực tiếp đối thoại. Thế nhưng tể tướng Trần Nhật Duật lại khác, ông trực tiếp ngồi nói chuyện với các sứ phương Bắc như những người bạn quen biết. Tất cả đó cũng nhờ khả năng ngôn ngữ đặc biệt của Trần Nhật Duật.
Có lần, Trần Nhật Duật đã thu phục được quân nổi loạn cũng nhờ ông có thể nói được ngôn ngữ và theo đúng phong tục của họ. Chuyện kể rằng, khi đến đại bản doanh của quân nổi loạn, ông thản nhiên đi vào trò chuyện với Giác Mật bằng chính tiếng vùng Đà Giang. Ông hoà vào tập tục, ăn bằng tay, uống bằng mũi như người dân tộc này. Chính sự hiểu biết về văn hóa này của ông đã khiến Trịnh Giác Mật phải thốt lên: “Chiêu Văn Vương là anh em với ta”. Sau buổi gặp gỡ đó, Trịnh Giác Mật đã tình nguyện đem cả gia thuộc đến doanh trại Trần Nhật Duật xin hàng phục triều đình. Nhờ vậy Trần Nhật Duật giúp nhà Trần thu phục được quân nổi loạn này mà không đổ một giọt máu nào.
Không chỉ tinh thông ngoại ngữ, ông còn là một mãnh tướng đích thực trên các chiến trường. Ông chính là người chỉ huy quân đội dũng mãnh của nhà Trần đánh tan đội quân của Toa Đô tại cửa Hàm Tử vào thời điểm cuối tháng 4/1285. Không phải ngẫu nhiên mà Đại Việt Sử Ký Toàn Thư giành những lời có cánh cho ông: “Công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả”.
Ông làm quan tổng cộng dưới 4 đời vua Trần. Dù làm đến chức tể tướng, lại xuất thân dòng dõi hoàng tộc, có công vô cùng to lớn trong đánh đuổi ngoại xâm nhưng ông luôn khiêm tốn, thanh cao, không bao giờ tự kiêu hay uy hiếp người khác. Là tấm gương để con dân muôn đời tưởng nhớ và noi theo.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Ngoài tiếng Anh, nên học ngoại ngữ nào để dễ tìm việc?
-
Ghim ngay một vài bí kíp đội mũ bóng chày giúp bạn có diện mạo năng động hơn
-
Cha mẹ thông minh chú trọng 4 điều này giúp con lớn lên thành đạt giàu có, cha mẹ an nhàn yên tâm
-
Tin vui: Thêm các trường hợp tin tuyển viên chức không phải thi ngoại ngữ và bỏ thi tin học
-
Bí mật của người giàu: Người thực sự giàu có thường có 2 điểm này rất kín đáo