Hãy thực tế trong công việc và cuộc sống
Việc học tập trên trường lớp rất quan trọng nhưng nhiều cha mẹ cũng đã nhận ra rằng điểm số chỉ là ảo ảnh nếu không giúp con phát triển các kỹ năng khác một cách toàn diện. Giữa thời cuộc có nhiều biến động, những người mộng mơ viển vông, năng lực thấp và vòi cao thì rất dễ thất bại. NHiều người vì giấc mộng viển vông nên đi đường tắt và tranh giành. Trong khi đó nếu dạy cho con về thực tế cuộc sống, con có thể đi chậm hơn những vững chắc. Dạy cho trẻ sống thực tế hơn, không đặt mục tiêu quá xa vời, nỗ lực từ bản thân mình, koong ngại khó, quyết chí, làm tốt từng việc nhỏ một, không vội vàng thành cái này cái kia... thì trẻ sẽ có những bước phát triển vững chãi hơn. Đó có thể chậm nhưng vững chắc nhất.
Dạy trẻ khả năng giải quyết vấn đề
Giải quyết được khó khăn trong cuộc sống mới là kỹ năng cần thiết và lúc nào cũng dùng đến. Chúng ta không ai hoàn hảo, đều cần sự phối hợp với người khác. Hơn nữa, cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Thế nên kỹ năng giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng. Do đó trẻ cần được dạy cách loại bỏ các trở ngại và tự giải quyết vấn đề. Khả năng giải quyết vấn đề ở đây sẽ bao gồm khả năng nhìn nhận vấn đề từ góc độ dài hạn, lập kế hoạch và tổ chức mọi việc cũng như suy nghĩ logic về các vấn đề.
Do đó cha mẹ cần hướng dẫn cho con tự lập từ sớm, biết xử lý được vấn đề của mình, biết linh hoạt thực hành trong đời sống, biết vượt qua những trở ngại, biết tìm nguồn cứu viện khi cần thiết.
Những người có kỹ năng giải quyết vấn đề không có nghĩa là tự họ giải quyết được hết, mà họ biết phương cách để đi tìm sự phối hợp giải quyết.
Những em bé biết kỹ năng này thì sẽ biết bổ sung giữa việc mình yếu kém và thế mạnh của bản thân khi trưởng thành. Cha mẹ hãy bảo vệ sự tò mò và chủ động khám phá của con trẻ, khuyến khích bé tự tìm câu trả lời, dạy trẻ tư duy logic và phân tích vấn đề, đào sâu vào bản chất của vấn đề.
Tích cho con trải nghiệm thực tế, tham gia vào các thí nghiệm khoa học, thực hành xã hội hoặc làm việc nhà, quản lý thời gian tốt hơn, sắp xếp thời gian làm việc hợp lý... thì sẽ giúp tăng cường kỹ năng tự quản lý.
Bạn cũng cần cho con tập quen với việc cân nhắc ưu nhược điểm, xem xét được việc gì rủi ro, thông qua thất bại để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Học cách cư xử
Dạy trẻ về cách cử xử chính là dạy con những lễ nghi phép tắc cần có trong đời sống để tự do của mình không vi phạm tự do của người khác. Khả năng ứng xử, cư xử tốt sẽ giúp cho trẻ phát triển EQ tốt hơn.
Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp trẻ dễ hòa nhập xã hội, được nhiều người yêu mến, giúp trẻ cân băng cảm xúc tốt hơn, không kiêu ngạo cố chấp, phân biệt được tốt xấu, hiểu lòng người thì sẽ dễ dàng sống và đối đãi với người khác.
Để phát triển kỹ năng này cha mẹ có tầm nhìn xa thường đưa con đi gặp gỡ nhiều người, dạy con cách giao tiếp với người khác, học cách lắng nghe, bày tỏ và đặt câu hỏi, khuyến khích con bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Đồng thời trong gia đình cha mẹ cũng phải thực hành về điều này với nhau và với người thân chứ dạy bé nhưng người lớn lại không làm gương thì sẽ không hiệu quả.
Có khả năng tự giác và tính kỷ luật cao
Những người không cần ai nhắc nhở mà biết tính tự kỷ luật, tự giác kỷ luật cao thường là người sẽ đạt được mục tiêu tốt hơn. Còn những người phải chờ đôn đốc thúc giục thì thường là người kém thành công và yếu thế. Những người có tính tự giác kỷ luật thường chăm chỉ không lười biếng, bám chắc mục tiêu để đạt được mục tiêu của mình. Họ là những người sẵn sàng làm việc, không trì hoãn. Những người này sẽ được bật đèn xanh trong công việc và điều này giúp quản lý bản thân tốt hơn.
Khi trưởng thành trẻ biết đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu một cách kiên trì kiên định. Nhờ có tính tự giác kỷ luật, trẻ cũng sẽ biết sắp xếp thời gian học chơi nghỉ ngơi phù hợp. Những trẻ này cũng có tinh thần trách nhiệm cao, không sợ thất bại và dám nhận trách nhiệm.
Kỹ năng và điểm số trên trường học có những đóng góp nhất định với cuộc đời con, đó là những thành tích đầu tiên đáng ghi nhận. Tuy nhiên cha mẹ thông minh không trông chờ hoàn toàn vào điều đó. Những kỹ năng thực tế trong đời sống mới quan trọng để trẻ có một hành trình phát triển vượt trội, tránh sự non nớt dễ bị lừa gạt. Trẻ khi ra đời cần bản lĩnh, sự thông minh, thấu hiểu vấn đề, biết đúng sai thì sẽ tự tin và sống một cách sâu sắc hơn.