Vị vua già nhất khi lên ngôi trong sử Việt: Giỏi thơ phú, từng không muốn làm vua

( PHUNUTODAY ) - Trần Nghệ Tông là vị vua thứ 8 của triều nhà Trần. Ông là vị vua già nhất khi lên ngôi trong sử Việt.

Vị hoàng tử giỏi thơ phú

Trên huý của Trần Nghệ Tông là Phủ, là con thứ 3 của vua Trần Minh Tông. Mẹ ông là thứ phi Lê Minh Từ, cô của Hồ Quý Ly. Ông sinh năm Tân Dậu (1321) và mất năm Giáp Tuất (1394) làm vua 2 năm (1370-1372) rồi nhường ngôi cho em, giữ cương vị thượng hoàng 22 năm cho đến khi qua đời.

Từ nhỏ Nghệ Tông đã được học hành. Năm 1331 lúc mới 11 tuổi, nhân Thượng hoàng Minh Tông ngự ở cung Trùng Quang, Nghệ Tông lúc đó là hoàng tử Phủ đứng hầu, gặp mưa to ông đã ứng chế làm bài thơ. Trong đó có câu: “An đắc tráng sĩ lực cái thế; khả ngực đại ốc chi đồi phong” (Sao được tráng sĩ sức hơn đời, chống đỡ nhà to khi gió mạnh). Nhờ bài thơ này mà ông được Thượng hoàng thưởng 10 lạng vàng.

Năm Kỷ Dậu (1396) với tư cách Tướng quốc (Tể tướng) ông có làm bài thơ tiễn sứ giả nhà Minh là Ngưu Lượng sang viếng tang vua Dụ Tông. Cùng năm xảy ra vụ Dương Nhật Lễm tiếm ngôi, lập con gái của ông (không rõ tên) làm hoàng hậu.

Tháng 10 năm Canh Tuất (1370), ông lánh ra trấn Đà Giang, ngầm hẹ với Cung tuyên vương Kính (là con của vua Trần Minh Tông, em của Nghệ Tông, năm 1371 được lập làm Hoàng thái tử, năm 1372 lên ngôi tức Duệ Tông) Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha (là con của Minh Tông, năm 1371 được phong Lạng Quốc thái trưởng công chua, vợ của Hưng Túc vương Kham), hội quân ở sông Đại Lại (sông Lèn ở Thanh Hoá) để dấy quân.

Không có ý định làm vua

Trần Nghệ Tông vốn không có ý định làm vua. Nhưng Thiên Ninh công chúa đã nói với ông rằng: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ nước cho người khác? Anh phải đi đi, em sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho”.

Một tháng sau, vào tháng Giêng, ông dẫn quân về Kinh đô giành lại ngôi vua, đặt niên hiệu là Thiệu Khánh. Lúc đó ông đã 50 tuổi. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, ông là vị vua già nhất khi lên ngôi.

Giành lại ngôi vua từ Dương Nhật Lễ nhưng ông cũng chỉ giữ ngôi 2 năm. Từ tháng Giêng năm Canh Tuất (1370) đến tháng Giêng năm Nhâm Tí (1372) rồi nhường ngôi cho em là Cung Tuyên vương Kính, tức Trần Duệ Tông – người đã cùng ông họp quân ở Đại Lại hai năm trước.

Việc nhà vua nhường ngôi sớm lui về giữ chức Thượng hoàng kèm cặp vua mới cùng cầm quyền giữ nước là một chế độ đặc biệt của vương triều Trần. Tuy nhiên, so với các vị vua khác thì Trần Nghệ Tông chỉ ở ngôi có 2 năm. Trong khi đó, các vua Trần trước ông đều giữ ngôi nhiều năm hơn. Chẳng hạn như Thái Tông tại vị tới 32 năm (1226-1258).

Quan điểm của ông trong suốt 2 năm cầm quyền được thể hiện rõ trong câu nói nổi tiếng: “Triều trước dựng nước có luật pháp, chế độ riêng, không theo quy chế của nhà Tống là vì Nam – Bắc nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt chước nhau.

Khoảng năm Đại Trị (niên hiệu đời vua Dụ Tông 1358-1369) bọn học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc cả, như về y phục, âm nhạc,… thật không kể xiết”. (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2, trang 151). Sử chép thêm "Chính sự buổi đầu đều theo đúng lệ cũ đời Khai Thái" (niên hiệu đời Trần Minh Tông từ 1324 - 1329).

Tác giả: Trần Thu Thủy