Một số người có tư tưởng thi đỗ công chức, viên chức nhà nước để được hưởng biên chế suốt đời, không phải lo thất nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, quan điểm đó là sai lầm, những năm gần đây, quy định về bỏ biên chế suốt đời với viên chức có hiệu lực được kỳ vọng sẽ chấn chỉnh tình trạng trây ỳ, lười đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức bằng việc trả lương theo vị trí việc làm.
Kể từ 1.7.2020, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực, sẽ thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức. Điều này đồng nghĩa với việc không còn "biên chế suốt đời".
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 về các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức như sau:
"Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức.
...2. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc:
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 1.7. 2020, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1.7.2020:
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này
Theo đó, trường hợp được hưởng biên chế suốt đời chỉ dành cho viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn như sau:
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1.7.2020;
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 1.7.2020 đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Với chính sách mới về việc xoá bỏ “biên chế suốt đời” với viên chức, thay bằng việc hợp đồng lao động có thời hạn thì rõ ràng viên chức trong quá trình làm việc của mình sẽ phải luôn cố gắng, phát huy năng lực của bản thân. Và nếu quá trình làm việc đáp ứng được yêu cầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cũng không có nhiều điều phải lo lắng. Quy định này cũng khiến cho đội ngũ viên chức sẽ phải liên tục rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời, quy định này cũng sẽ hạn chế được việc tuyển dụng người nhà, người thân vào biên chế sẽ được “ấm chân đến già”. Khi mọi chế độ và đánh giá được hoàn thiện môi trường làm việc nhà nước sẽ dần thu hút được nhân tài. Điều này giúp tránh được tình trạng “chảy máu chất xám” tồn tại lâu nay.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ 20/10: Tăng lương trợ giúp viên pháp lý lên tới gần 12 triệu đồng/tháng
-
Một số chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực trong tháng 10
-
3 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương thêm 0,8 lần
-
Tháng 10 tiền lương thay đổi như thế nào? Bảng lương công chức mới nhất 2022
-
Những chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 10/2022, liên quan đến tiền lương của người lao động