Vợ mắc ung thư vú, bác sĩ "vạch mặt" nguyên nhân chính là thói quen xấu nhiều ông chồng mắc phải

( PHUNUTODAY ) - Việc chị em hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) từ người xung quanh cũng có nguy cơ cao mắc ung thư vú và các căn bệnh ung thư khác.

Vợ mắc ung thư vú vì hít khói thuốc lá của ông chồng gần 30 năm

Cách đây không lâu, bệnh nhân N.T.Đ (47 tuổi, ở Hưng Yên) phải phẫu thuật và cắt bỏ một bên vú, sau đó trải qua 7 lần truyền hóa chất vì mắc ung thư vú. Theo chia sẻ của người phụ nữ này, từ trước đến nay sức khỏe chị bình thường, trước khi phát hiện bệnh, chị thấy tiết dịch ở đầu vú nên đến viện kiểm tra.

Sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán chị Đ. bị ung thư vú giai đoạn 2B. Khi biết mình mắc bệnh, chị vô cùng sốc và ngỡ ngàng vì gia đình không có ai trước đó từng mắc bệnh, chị quanh năm chỉ làm ruộng ở quê ít tiếp xúc hóa chất...

Vợ mắc ung thư vú vì hít khói thuốc lá của ông chồng gần 30 năm (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, khi bác sĩ phân tích chị Đ. mới “giật mình” bởi chính thói quen hàng ngày của chồng là nguyên nhân khiến chị tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, chồng chị là anh L.Đ.V. (49 tuổi) có thâm niên hút thuốc gần 30 năm, từ khi lấy nhau, chị Đ. luôn phải ngửi và hít mùi thuốc lá, lâu dần thành quen nên chị không bao giờ phàn nàn và chấp nhận sống chung với khói thuốc.

Những thói quen có hại gây ra ung thư vú, cần tránh xa:

1. Ăn kiêng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả dẫn đến nguy cơ ung thư vú thấp hơn. Không có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế, đồ ngọt và sữa giàu chất béo.

2. Tiêu thụ thịt đỏ

Ăn nhiều hơn năm khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú ở giai đoạn tiền mãn kinh.

3. Thiếu hoạt động thể chất

Các bằng chứng về hoạt động thể chất thường xuyên làm giảm nguy cơ ung thư vú ngày càng tăng.

Câu hỏi đặt ra là hoạt động bao nhiêu là đủ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần một vài giờ mỗi tuần là đã có lợi ích, mặc dù nhiều hơn thì có vẻ cũng tốt hơn.

Việc xác định chính xác hoạt động thể chất tác động như thế nào để làm giảm nguy cơ không rõ ràng, tuy nhiên nó có thể ảnh hường thông qua tác động lên trọng lượng cơ thể, viêm nhiễm, hormone hay việc cân bằng năng lượng cơ thể.

4. Không cho con bú

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng, cho con bú làm giảm nhẹ nguy cơ ung thư vú, đặc biệt nếu duy trì trong 1 năm hoặc hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chứng cứ không mạnh, đặc biệt là ở Mỹ, nơi mà việc cho con bú kéo dài là không thường gặp.

Lý giải cho chuyện này có thể là do việc cho con bú làm giảm tổng số chu kì kinh nguyệt một đời (giống như có kinh muộn hay mãn kinh sớm).

5. Thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Phụ nữ vô sinh hoặc không có con cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao.

Tác giả: Vũ Ngọc