Ít tham gia vào cuộc sống của con
Ông Hoàng sinh được một người con gái, sau vợ mất thì ông chuyển đến sống cùng với vợ chồng con gái. Ban đầu ông chỉ muốn ở quê nhưng cô con gái không yên tâm, quyết đón ông lên sống cùng. Ở cùng với các con thì ông luôn tâm niệm rằng mình sẽ không can thiệp vào cuộc sống riêng của chúng.
Khi vợ chồng con gái muốn đổi nhà, đổi xe, đổi trường cho cháu thì ông cũng sẽ không can thiệp. Ông nghĩ rằng mình sẽ sống tạm với con gái thời gian nữa rồi về quê. Ông còn sức khỏe ông không muốn làm phiền con cháu.
Sau này già yếu nếu các con bận rộn thì ông sẽ vào viện dưỡng lão, ông sẽ không trách móc các con của mình.
Ông Hoàng nhận ra rằng không nên quá can thiệp vào cuộc sống của con cái, phải để chúng tự lập, muốn gì, làm gì là theo sở thích nhu cầu của chúng.
Ít nói về việc học hành của cháu
Những năm tháng sống chung với con cái thì ông Hoàng không bao giờ nhắc đến chuyện học của cháu. Dù nhiều lần ông thấy vợ chồng con gái trách mắng cháu nhiều. Dù khi đó ông khó chịu, thương cháu nhưng ông vẫn để yên, ông chọn cách ra ngoài để thoải mái hơn.
Ông hiểu chỉ có cha mẹ mới là người dạy dỗ con cái tốt nhất. Ông bà càng chiều cháu thì càng dễ khiến cháu hư hỏng hơn mà thôi.
Ông nghĩ khi mình trở thành người già thì tốt nhất là cứ sống riêng cuộc sống của mình, không lo lắng quá nhiều đến những vấn đề khác.
Có sở thích riêng và biết cách tự chăm sóc cho chính mình
Khi về già thì chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn lúc trẻ, khi còn trẻ thì bận bịu cơm áo gạo tiền. Về già rồi sẽ sống hạnh phúc, thoải mái hơn, có thể theo đuổi những sở thích hơn.
Sống với con cái nhưng ông Hoàng vẫn áp dụng nguyên tắc: sống tốt một mình.
Ông sẽ thường ra ngoài gặp bạn bè, cùng nhau tập thể dục. Mỗi sáng sớm, ông đều ra khỏi nhà tập thể dục đúng giờ, hít thởi không khí trong lòng.
Ngoài ra thì ông cũng dành thời gian để đọc sách, xem phim, uống trà. Chiều chiều ông qua nhà các bạn chơi, điều này khiến cho cuộc sống của họ chất lượng hơn.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Các cụ dặn: 2 điều đại kỵ âm thầm cảnh báo một gia đình sớm lụi bại, hãy sửa ngay còn kịp
-
Vì sao các cụ lại nói: ''Phụ nữ cúi đầu, đàn ông ưỡn ngực, một đời phú quý, nửa đời an nhàn?''
-
Các cụ nói: ''Nam không quá 30, nữ không quá 40, 50 thì lại trống rỗng, 60 mới được sung túc'', tại sao vậy?
-
Kiểu người muốn ''được'' mà không muốn ''vứt bỏ'' bất cứ thứ gì thường không thể thoát khỏi số phận thế này
-
Vì sao: Một người không vào miếu, hai người không xem giếng, ba người không ôm cây, ngồi một mình chớ dựa lan can?