Vụ việc xảy ra tại Mỹ vào ngày 22/2 vừa qua, được biệt nữ bệnh nhân kém may mắn kể trên đến từ bang Michigan. Người này được ghép 2 lá phổi từ một người hiến tặng trước đó bị mắc Covid-19.
Nữ bệnh nhân trên mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, trong khi người hiến tạng là một phụ nữ khác bị chấn thương sọ não nặng trong một vụ va chạm xe hơi, theo báo cáo trên Tạp chí Cấy ghép Mỹ.
Ca phẫu thuật này diễn ra tại Bệnh viện ĐH Ann Arbor (bang Michigan) vào giữa năm 2020. Mọi chuyện vẫn bình thường cho tới 3 ngày sau đó, người phụ nữ nhận phổi bỗng nhiên bị sốt cao đột ngột, tụt huyết áp và khó thở.
Bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng. Lúc này, các bác sĩ ngay lập tức tiến hành xét nghiệm nCoV và cho kết quả dương tính. Các mẫu chất lỏng lấy từ phổi của người này cho thấy có sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2.
Một bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật và tiếp xúc với các lá phổi được hiến tặng cũng thể hiện các triệu chứng mắc Covid-19 và cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, ông may mắn hồi phục, còn nữ bệnh nhân kể trên thì tử vong.
Được biết, nữ bệnh nhân đã chiến đấu với căn bệnh trong 61 ngày nhưng tình trạng sức khoẻ ngày một xấu đi, cuối cùng qua đời vào mùa thu năm ngoái.
Daniel Kaul – người đứng đầu bộ phận cấy ghép liên quan tới bệnh truyền nhiễm của ĐH Y Michigan chia sẻ: ‘Chúng tôi chắc chắn sẽ không dùng phổi nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Theo quy trình, các mẫu lấy từ người cho và người nhận trước khi phẫu thuật đều được kiểm tra và tất cả đều là âm tính.
Phía gia đình của người hiến tặng cũng vô cùng ngạc nhiên với tình huống này. Bởi trước đó cô không đi du lịch cũng không xuất hiện triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, tiêu chảy… trước khi xảy ra tai nạn. Các nhà khoa học sau đó cũng không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy người hiến tặng đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc nCoV.
Chính vì thế nên nữ bệnh nhân ghép phổi qua đời được liệt vào sự cố ‘bi thảm’. Sau sự việc này, giới chuyên gia nhấn mạnh rằng: Các bệnh viện phải kiểm tra kỹ hơn với những người hiến tạng và nội tạng được sử dụng trong cấy ghép.
Hàng ngàn ca cấy ghép được thực hiện ở Mỹ vào năm ngoái nhưng đây là trường hợp đầu tiên virus SARS-CoV-2 lây truyền qua cơ quan nội tạng được hiến tặng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
3 thói quen khi đi vệ sinh của phụ nữ gây hại cho tử cung, số 2 nhiều người phạm phải
-
8 biểu hiện chứng tỏ gan đang rất nóng, cần thải độc cơ thể ngay lập tức
-
Dứa bổ dưỡng nhưng không hề tốt cho mẹ bầu
-
5 cách ăn trứng gà giúp vòng 1 nảy nở tự nhiên, căng tròn, săn chắc
-
3 thời điểm vàng uống nước chanh mật ong giúp thải độc nội tạng, tăng đề kháng cho cơ thể