Chuyên gia: Trẻ xem màn hình điện tử có thể trở nên chậm nói
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Sheri Madigan, chuyên gia phát triển trẻ em tại Đại học Calgary (Canada): "Trẻ em nên xem vô tuyến, máy tính, điện thoại trong giờ hạn chừng mực và cần được bố mẹ ở bên giám sát”. Bà Madigan cũng lưu ý thêm, đối với trẻ dưới 2 tuổi, việc sử dụng màn hình thiết bị điện tử, thậm chí là cho trẻ xem những chương trình giáo dục, cũng không đem nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ.
Bà Madigan cho hay: "Phần lớn việc học ngôn ngữ với trẻ sơ sinh đến từ những người chăm sóc, nói chuyện và tương tác với trẻ. Đó là cách giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chẳng hạn, trẻ sẽ phấn khích khi thấy con chó, bố mẹ hãy bắt kịp sự phấn khích đó và nói: 'Con chó kìa con'. Chỉ bằng hành động đơn giản vậy thôi, cũng giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ. Còn màn hình sẽ không cung cấp sự tương tác phù hợp với sự phấn khích của trẻ".
Đối với trẻ trên 2 tuổi, các chương trình giáo dục trên truyền hình góp phần cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ hiệu quả. Thế nhưng, phụ huynh cần xem cùng con để giúp hướng dẫn, trả lời mọi thắc mắc của trẻ liên quan việc học hỏi này.
Những biện pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả
1. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Bố mẹ hãy trò chuyện với trẻ mọi nơi, mọi lúc để cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ. Với trẻ bắt đầu tập nói, hãy sử dụng những âm thanh đơn giản như: ba, má, cha, mẹ, bà,… để trẻ bắt chước và nói theo. Với trẻ lớn hơn, cần nói thật chậm, câu chữ rõ ràng và không nên nói ngọng.
2. Giải thích với trẻ những gì người lớn làm
Sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ, biết cách gắn kết ngôn ngữ và đồ vật lại với nhau. Chẳng hạn: "Để mẹ lấy cơm cho Thỏ ăn nhé!".
3. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
Nếu trẻ muốn gì, hãy để trẻ tự làm, giúp trẻ giao tiếp qua thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Từ đó cải thiện khả năng ngôn ngữ.
4. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
Khi trẻ tập nói, phát âm sẽ không chuẩn, nói ngọng, nói líu lưỡi. Vì vậy, người lớn không nên bắt chước cách nói của trẻ. Bằng không sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn.
5. Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói
Từ những cuộc trò chuyện, hoạt động chung với gia đình, thầy cô và bạn bè cùng trang lứa. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
6. Đọc sách - truyện cho trẻ
Để làm quen với từ mới, vần điệu mới và cách mà mọi người trò chuyện với nhau. Nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng, vui nhộn.
7. Hát cho trẻ nghe
Để trẻ ghi nhớ từ mới bởi nhịp điệu vui tươi của bài hát.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
Những thực phẩm vừa bổ dưỡng lại để được lâu, chị em yên tâm "tích trữ" hạn chế ra đường phòng Covid-19
-
Ông bố say rượu ngủ quên trời đất, lúc tỉnh dậy soi gương giật mình vì... sự "trừng phạt" của con trai
-
Xem xong chùm ảnh này, liệu còn mẹ nào đủ can đảm giao con cho bố trông nữa không?
-
Những dấu hiệu trên thịt lợn báo hiệu "độc hại", tuyệt đối không được chế biến
-
Ngày Rằm: Đặt bàn thờ thần Tài đúng chuẩn phong thuỷ để kích đường may mắn, đón lộc vào nhà