Bộ trưởng Thăng giục Hà Nội sớm thu phí đường bộ

( PHUNUTODAY ) - Theo đó, Hà Nội đảm bảo hoàn thành bàn giao đúng tiến độ thì Bộ GTVT sẽ đảm bảo hoàn thành các dự án giao thông trên địa bàn đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đề nghị Hà Nội sớm triển khai thu phí bảo trì đường bộ, đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng.

Boo
Với ôtô dưới 9 chỗ có mức thu Quỹ bảo trì đường bộ là 130.000 đồng/tháng


Theo đó, Hà Nội đảm bảo hoàn thành bàn giao đúng tiến độ thì Bộ GTVT sẽ đảm bảo hoàn thành các dự án giao thông trên địa bàn đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Trước đó, theo phương án thu phí bảo trì Đường bộ của Bộ GTVT vừa được Bộ Tài chính ra Thông tư hướng dẫn, thì xe ô tô thu qua đăng kiểm, riêng với xe máy sẽ thu qua UBND xã, phường, thị trấn.

Cụ thể, từ 1/1/2013, xe máy sẽ nộp từ 50.000 đến 150.000 đồng/năm tùy chủng loại xe. UBND cấp tỉnh, thành sẽ quyết định mức thu phù hợp với tình hình địa phương.

Với ôtô dưới 9 chỗ có mức thu Quỹ bảo trì đường bộ là 130.000 đồng/tháng; xe tải, xe chuyên dùng có mức thu cao nhất 1,04 triệu đồng/tháng. Chủ xe đóng qua các lần đăng kiểm. Xe máy: có mức thu 50.000 đến 150.000 đồng/năm tùy chủng loại xe. Chủ xe đóng qua UBND xã, phường, thị trấn. Lượng xe máy cả nước hiện có khoảng 35 triệu xe máy, riêng TP Hà Nội hiện hơn 4,4 triệu xe.

Trong một diễn biến khác, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự kiến dành khoảng 30.000 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Trong đó, dành khoảng 19.500 tỷ đồng để triển khai gói sản phẩm cho vay cá nhân để mua, thuê mua nhà xã hội.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho biết, theo đề xuất của BIDV, công ty này sẽ có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng và trong 5 năm đầu hoạt động dự kiến huy động thêm khoảng 50.000 tỷ đồng để tài trợ cho thị trường nhà ở thu nhập thấp. Nguồn vốn này sẽ được lấy từ các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, các nguồn tiền gửi của các tổ chức trong nước, quốc tế và các nguồn vốn hỗ trợ đóng góp dài hạn khác.
 
Bộ Xây dựng công bố, nếu như năm 2010 có 19,4% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thua lỗ thì năm 2011 tăng lên 30,8% và đến vẫn ở mức cao là 30,4%. Như vậy số doanh nghiệp có lãi (hoặc hòa) chỉ còn lại 69,6%.
 
Theo ông Đỗ Đức Duy, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Xây dựng, cho biết: tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ ngành xây dựng gia tăng mạnh trong các năm 2011 và 2012. Nếu như năm 2010 có 9.451/48.753 doanh nghiệp thua lỗ (chiếm 19,4%), thì đến năm 2011 có 14.998/48.733 doanh nghiệp thua lỗ (30,8%) và năm 2012 có 17.000/55.870 doanh nghiệp thua lỗ (30,4%).
 
Mặc dù đưa ra các con số song ông Duy cũng không quên cảnh báo, đây là số liệu do các doanh nghiệp báo cáo, chưa qua kiểm toán nên chưa thể phản ánh hết thực trạng thua lỗ thực tế của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
 
Đó là chưa kể đến 2.637 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012.
 
  • Thường Xuân (Tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn