Rong kinh là gì? Nguyên nhân gây rong kinh và những ảnh hưởng

( PHUNUTODAY ) - Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ thường bị rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện rong kinh. Tuy nhiên nhiều người lại không nhận thức được hết những nguy hiểm khó lường mà rong kinh gây ra. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn!

 Rong kinh là gì?

Rong kinh được hiểu là hiện tượng số ngày hành kinh của nữ giới kéo dài trên bảy ngày, lượng máu kinh trong một kỳ kinh tiết ra trên 80ml và có thường đi kèm với hiện tượng đau bụng kinh.

Nếu rong kinh xuất phát từ các rối loạn ở tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh, thì được coi là hiện tượng rong kinh. Ngược lại, nếu nguyên nhân dẫn tới rong kinh được xác định là do một số bệnh phụ khoa trong cơ thể của nữ giới, thì được gọi là bệnh rong kinh.

viem-am-dao-gay-rong-kinh-co-sao-khong

Nguyên nhân dẫn đến rong kinh

- Đối với rong kinh cơ năng:

Nguyên nhân xảy ra ở những nữ giới mới bước vào giai đoạn mới dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh của nữ giới. Chủ yếu là do lúc này nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định, khiến cho nội tiết tố buồng trứng cũng bất ổn dẫn đến rong kinh. Tình trạng này không cần quá lo lắng vì đây chỉ là sự thay đổi nội tiết tố.

- Trường hợp rong kinh thực thể:

Những trường hợp nữ giới sau khi dậy thì vài ba năm mà vẫn bị rong kinh kéo dài được gọi là hiện tượng rong kinh thực thể. Có thể do những tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung , ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nội mạc tử cung…

Mắc một số bệnh lý khác như:

- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai:

Nếu sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp , hoặc nếu đã từng nạo phá thai nhiều lần và không an toàn… cũng là những đối tượng dễ bị mắc rong kinh.

- Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt:

Rong kinh kéo dài là một trong những dấu hiệu phổ biến thường gặp nhất của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, rong kinh còn có các biểu hiện như kinh nguyệt ra ít, kinh nguyệt màu đen

rong-kinh

- Các nguyên nhân khác:

Tâm trạng không ổn định, thường xuyên lo lắng, căng thẳng, rối loạn tâm lý. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không phù hợp, thường xuyên thức khuya, ăn uống không đủ chất, khó ngủ cũng dễ dẫn đến bị bệnh rong kinh

Rong kinh đôi khi kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó có một vòng kinh dài bất thường. Trong chu kỳ không phóng noãn, estrogen tăng lên kéo dài, không có hoàng thể và cũng không có hiện tượng bong nội mạc tử cung. Nội mạc cứ dày lên mãi trong khi mạch máu không tăng trưởng kịp nên không đủ máu nuôi, dẫn đến hoại tử và bong ra từng mảng, gây ra huyết nhiều và kéo dài.

Một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 - 5 ngày. Máu kinh có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo.

Viem-am-dao-365x220

Nếu cứ đến chu kỳ kinh nguyệt bị rong kinh sẽ gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu chứng mệt mỏi, khó thở... Ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này.

Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.

Chính vì vậy, chị em phụ nữ khi bị rong kinh, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa sản phụ khoa khám để có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn