Đâu là người cha mẫu mực trong văn hóa Trung Hoa truyền thống

( PHUNUTODAY ) - Là người đứng đầu của xã hội nhỏ nhất – gia đình – người cha không chỉ có trách nhiệm đối với gia đình về phương diện vật chất, ông còn là người khắc sâu trong lòng con trẻ quan niệm đạo đức và thái độ ứng xử phù hợp để đảm nhận các vai trò trong gia đình mà chính chúng sẽ kế thừa.

 Người cha trong văn hóa Trung Hoa truyền thống

Là người đứng đầu của xã hội nhỏ nhất – gia đình – người cha không chỉ có trách nhiệm đối với gia đình về phương diện vật chất, ông còn là người khắc sâu trong lòng con trẻ quan niệm đạo đức và thái độ ứng xử phù hợp để đảm nhận các vai trò trong gia đình mà chính chúng sẽ kế thừa.

Khổng Tử – một nhà hiền triết nổi tiếng, người đã sống cách đây hơn 2.500 năm, đã dạy rằng lòng hiếu thảo là nền tảng của mỗi gia đình. Điều này dựa trên nền tảng vốn có là mối quan hệ tương hỗ “tam cương ngũ thường” giữa bạn bè, anh chị em, cha con, chồng vợ, vua tôi. Bằng cách thừa nhận và ý thức được các mối liên hệ này, con người có thể sống và lớn lên bên nhau một cách hòa hợp.

truyen-co-tich-ve-nguoi-cha

Khổng Tử cho rằng tình yêu của người cha khác tình cảm của mẹ; trên tất cả, một người cha phải đóng vai trò chỉ huy trong gia đình và nhận được sự kính trọng.

Khoảng cách phù hợp

Trong khi vẫn đối xử tốt bụng và yêu thương con cái, người cha vẫn phải giữ một khoảng cách nhất định. Phụ thân trong văn hóa cổ đại của Trung Hoa không phải thể hiện là muốn làm bạn với con cái của họ theo nghĩa thông thường.

Người phụ huynh không biến mình thành thế giới trẻ nhỏ, mà ngược lại, cung cấp cho chúng những phương tiện để phát triển cá tính và tiến nhập vào thế giới người trưởng thành.

Cho dù trong công tác ngoài xã hội hay trong quan hệ gia đình, hành vi của người cha là tấm gương cho trẻ dõi theo, và người cha cần đưa ra những hướng dẫn rõ ràng trong hoàn cảnh thích hợp.

Đừng trở thành người độc đoán

Điều này không có ý nói rằng người cha Trung Hoa cổ đại là người có tiếng nói cuối cùng trong mọi trường hợp. Nhà tư tưởng Trung Hoa ở thế kỷ I cho rằng: “Tất cả con người đều là con của Thượng đế và chỉ đơn thuần là thấm tinh thần của cha mẹ mình trong thể xác. Do đó, người cha không có quyền lực tuyệt đối với con trai của họ”.

Kể từ khi các con coi cha mình như một hình mẫu chuẩn mực đạo đức, người cha được kỳ vọng sẽ giữ mình theo các nguyên tắc đạo đức cao. Đó không phải là sự tuân thủ mù quáng – thứ mà Khổng Tử khinh sợ.

Khi một trong các môn đệ tự hào về việc đã chịu đựng đòn đánh tàn bạo từ người cha của mình, Khổng Tử đã khiển trách ngay: Bằng cách chịu đựng đòn roi tàn ác, ngươi đã cho phép cha mình làm việc xấu?

cau-noi-hay-ve-cha (3)

Là một người con, Khổng Tử dạy, không phải để tuân theo cha mẹ một cách mù quáng, mà là để học hỏi từ họ những bài học về đạo đức để hình thành nhân cách và hỗ trợ họ trong những thời điểm quan điểm đạo đức của họ yếu kém.

Người cha tốt có lối tư duy mở

Không có gì là tồn tai mãi với thời gian, và với những đứa trẻ ở thời đại mới, cha sẽ phải chấp nhận chuyện con thường xuyên bày tỏ ý kiến cá nhân, quyết tâm bảo vệ ý kiến của mình. Ông bố cũng sẽ phải chuẩn bị cho những tình huống như một hình xăm to tướng trên cánh tay của cô con gái rượu, hay chuyện ngày càng có nhiều cặp đôi trẻ vượt rào trước hôn nhân. Nói cách khác, người cha sẽ hiểu rằng những đứa trẻ của mình thực chất là những công dân được sinh ra vào đúng thời đại của chúng, và bản thân mình cần thay đổi cho phù hợp với thời cuộc để hiểu và dạy con tốt hơn.

Một người cha hoàn hảo đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời của những đứa con. Không phải ai cũng có thể trở thành người đàn ông của gia đình và vững vàng ở vị trí làm cha. Dưới đây sẽ là 10 yêu cầu mà bạn cần đáp ứng để trở thành một ông bố tuyệt vời trong mắt trẻ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link