Làm điều đơn giản này khi giao mùa nhà bạn chẳng ai cảm cúm mắc bệnh

( PHUNUTODAY ) - Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trỗi dậy. Chính vì vậy, thời điểm này mọi người cần phải biết cách để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh cho bản thân bằng cách trang bị những kiến thức cần thiết để ứng phó với bệnh tật...

Những loại bệnh có thể xuất hiện khi giao mùa

anh-11

Loại bệnh phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi là các bệnh đường hô hấp, trong đó phải kể đến bệnh viêm đường hô hấp trên, điển hình là viêm họng, mũi, xoang và phổi.

Viêm mũi dị ứng

Thường gặp ở người có cơ địa dị ứng. Triệu chứng điển hình là chảy nước mũi, ngứa mũi và hắt hơi, thậm chí có đau đầu. Các triệu chứng này cũng có thể là triệu chứng của cảm cúm.Ðối phó các bệnh thường gặp khi giao mùa - Ảnh 1.Các bệnh lý mũi xoang và hô hấp gia tăng khi thời tiết chuyển mùa.

Bệnh viêm xoang

1464748339-1460430520-ava

Đây là căn bệnh cũng rất dễ xuất hiện, nhất là những người đã từng mắc bệnh đường hô hấp trên (tai, mũi, họng), hơn nữa viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Viêm xoang xuất hiện vì khi độ ẩm không khí thấp, hanh khô, khiến niêm mạc mũi dễ bị bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng...

Viêm phế quản, hen suyễn

 Do khí hậu hanh khô nên phổi rất dễ bị lâm bệnh, trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản cấp, hen suyễn (trẻ em gọi là hen phế quản hoặc viêm phế quản co thắt). Người bệnh có sốt, tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng, đôi khi có ho ra máu. Bệnh viêm phổi nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có những biến chứng rất nặng, dẫn tới tử vong.

Một số bệnh về đường tiêu hóa

Các căn bệnh có thể xuất hiện như tiêu chảy do Rotavirus, ngộ độc thực phẩm hoặc đau dạ dày, viêm đại tràng, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay - chân - miệng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối,... Bệnh do một loại virut đường ruột gây ra, trong đó có chủng rất độc (Enterovirus71). Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh rất dễ lây lan thành dịch.

Bệnh dạ dày, viêm đại tràng cấp và mạn tính cũng gia tăng

Các loại bệnh này thường có liên quan mật thiết đến ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm. Với bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng tuy có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là vi khuẩn Helicobacter Pylori, dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày (thuốc điều trị khớp, thuốc giảm đau, hạ sốt) hoặc uống quá nhiều rượu, khi thời tiết khô hanh, lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh này phát triển.

Bệnh xương khớp

Chuyển mùa sang thu, bệnh xương khớp rất dễ xuất hiện, nhất là người có tuổi, người bị viêm khớp mạn tính. Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, hầu hết người bệnh về xương khớp rất khổ sở vì các triệu chứng đau nhức, tê buốt, sưng tấy các khớp tay, chân và hạn chế cử động do cứng khớp. Đồng thời các bệnh về xương khớp tái phát hoặc tăng nặng làm cho người mệt mỏi, xanh xao, sút cân do ăn uống kém.

Cách để ứng phó với các loại bệnh khi giao mùa:

dd-38-1508434041

Giữ tâm trạng tốt

Việc thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần của bạn. Nhiều người có thể bị mất ngủ, đau đầu và rơi vào trạng thái tâm lý mất ổn định. Vì vậy, ngoài việc giữ cơ thể khỏe mạnh, bạn cũng nên quan tâm tới sức khỏe tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái và tích cực

Giữ thân nhiệt ổn định

Giao mùa là khoảng thời gian mà thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại. Lúc này, cơ thể rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp do không kịp thích ứng với việc “nắng mưa thất thường”. Do đó, bạn nên mặc các loại quần áo bằng cotton có khả năng cách nhiệt (vào mùa hè) hoặc giữ nhiệt (vào mùa đông), tránh để cơ thể tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng và gió, không nên ở ngoài trời vào buổi trưa, luôn mang theo áo mưa, đeo khẩu trang khi đi đường và tắm bằng nước ấm.

Tăng sức đề kháng bằng việc ăn uống khoa học

Vào những ngày giao mùa, sức đề kháng cơ thể càng cần được tăng cường, bắt đầu bằng việc ăn uống khoa học. Hãy bổ sung cho cơ thể đầy đủ nước và chất dinh dưỡng. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một số loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng như rau xanh hoặc các loại thực phẩm như cá, thịt bò, tỏi cũng sẽ giúp cơ thể chống chọi với các nguy cơ gây bệnh tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng như Linh chi, Nhân sâm,…

Tập thể dục nhiều hơn

Để tăng sức đề kháng của cơ thể, bạn cũng nên quan tâm tới việc luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Đừng quên khởi động kỹ các khớp, cơ và bắp thịt trước khi tập để đốt nóng cơ và phòng tránh nguy cơ bị chuột rút. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến bạn dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, bạn nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.

Hãy chia sẻ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng!

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn