Trung Quốc từ chối Philippines, đe dọa hòa bình khu vực

(Phunutoday) – TQ đã từ chối tiếp Phó tổng thống Philippines tại Bắc Kinh, còn Philippines nói TQ đe dọa an ninh và ổn định khu vực, Triều Tiên lại kéo rocket dọa Hàn Quốc, điểm nóng Tân Cươnghellip; là tin tức thời sự chính ngày 30/6.
AFP dẫn lời Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay cho biết, ông buộc phải hủy kế hoạch đi Trung Quốc (để tìm cách giải cứu một công dân Philippines khỏi án tử hình tại Trung Quốc vì tội buôn ma túy) dự kiến vào hôm nay (30/6) sau khi Bắc Kinh từ chối tiếp ông. “Hôm 29/6, tôi đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc báo rằng hiện tại không phải là thời điểm thuận tiện để tôi đến Trung Quốc”, ông Binay cho hay và nói thêm rằng, trong tình huống này, ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải hủy chuyến đi Trung Quốc. Ảnh Tổng thống Philippines Benigno Aquino (phải) và Phó tổng thống Jejomar Binay.

AFP dẫn lời Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay cho biết, ông buộc phải hủy kế hoạch đi Trung Quốc (để tìm cách giải cứu một công dân Philippines khỏi án tử hình tại Trung Quốc vì tội buôn ma túy) dự kiến vào hôm nay (30/6) sau khi Bắc Kinh từ chối tiếp ông. “Hôm 29/6, tôi đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc báo rằng hiện tại không phải là thời điểm thuận tiện để tôi đến Trung Quốc”, ông Binay cho hay và nói thêm rằng, trong tình huống này, ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải hủy chuyến đi Trung Quốc. Ảnh Tổng thống Philippines Benigno Aquino (phải) và Phó tổng thống Jejomar Binay.

AFP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết ngày 30/6, sự hiện diện tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng trái phép) là mối đe dọa cho nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển trong khu vực. Trong một thông cáo của mình, chính phủ Philippines cho biết đến nay Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn Scarborough được hơn một năm.

AFP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết ngày 30/6, sự hiện diện tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng trái phép) là mối đe dọa cho nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển trong khu vực. Trong một thông cáo của mình, chính phủ Philippines cho biết đến nay Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn Scarborough được hơn một năm.

Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin, Lục quân Philippines đang trải qua giai đoạn hiện đại hóa mạnh mẽ. Đây cũng là một phần trong kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang quốc gia mạnh và nâng cao chiến lược hiện đại hóa mà Tổng thống Philippines Benigno Aquino đề ra, với mục tiêu cuối cùng là xây dựng lực lượng lục quân tầm cỡ thế giới trước năm 2028.

Tạp chí Jane"s Defence Weekly đưa tin, Lục quân Philippines đang trải qua giai đoạn hiện đại hóa mạnh mẽ. Đây cũng là một phần trong kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang quốc gia mạnh và nâng cao chiến lược hiện đại hóa mà Tổng thống Philippines Benigno Aquino đề ra, với mục tiêu cuối cùng là xây dựng lực lượng lục quân tầm cỡ thế giới trước năm 2028.

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) hôm nay (30/6) dẫn lời một quan chức Hàn Quốc tiết lộ, CHDCND Triều Tiên vừa triển khai các bệ phóng rocket mới tới dọc biên giới liên Triều, với khả năng tấn công mục tiêu mở rộng hơn. Các đơn vị pháo binh của Triều Tiên đang thay những bệ phóng rocket đa nòng cũ bằng phiên bản mới được nâng cấp.

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) hôm nay (30/6) dẫn lời một quan chức Hàn Quốc tiết lộ, CHDCND Triều Tiên vừa triển khai các bệ phóng rocket mới tới dọc biên giới liên Triều, với khả năng tấn công mục tiêu mở rộng hơn. Các đơn vị pháo binh của Triều Tiên đang thay những bệ phóng rocket đa nòng cũ bằng phiên bản mới được nâng cấp.

Vị quan chức Hàn Quốc còn cho biết thêm, những bệ phóng rocket đa nòng mới của Triều Tiên có tầm bắn tối đa 70 km có thể tấn công các mục tiêu vượt qua khỏi thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chưa có phản ứng về thông tin trên. Hiện nay, Triều Tiên được cho là có 5.100 bệ phóng rocket đa nòng và đang tích cực nâng cấp những bệ phóng này. Triều Tiên từng dùng bệ phóng rocket đa nòng trong đợt đọ pháo với Hàn Quốc vào năm 2010.

Vị quan chức Hàn Quốc còn cho biết thêm, những bệ phóng rocket đa nòng mới của Triều Tiên có tầm bắn tối đa 70 km có thể tấn công các mục tiêu vượt qua khỏi thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chưa có phản ứng về thông tin trên. Hiện nay, Triều Tiên được cho là có 5.100 bệ phóng rocket đa nòng và đang tích cực nâng cấp những bệ phóng này. Triều Tiên từng dùng bệ phóng rocket đa nòng trong đợt đọ pháo với Hàn Quốc vào năm 2010.

Hãng tin RIA Novosti (Nga) ngày 29/6 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan sẽ gặp 2 thứ trưởng Ngoại giao Nga là Vladimir Titov và Igor Morgulov, vào ngày 4/7 “như một phần trong các nỗ lực quay lại vòng đàm phán 6 bên” của Bình Nhưỡng, tại thủ đô Moscow. Ảnh Triều Tiên phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo cuối năm 2012.

Hãng tin RIA Novosti (Nga) ngày 29/6 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan sẽ gặp 2 thứ trưởng Ngoại giao Nga là Vladimir Titov và Igor Morgulov, vào ngày 4/7 “như một phần trong các nỗ lực quay lại vòng đàm phán 6 bên” của Bình Nhưỡng, tại thủ đô Moscow. Ảnh Triều Tiên phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo cuối năm 2012.

Ngày 30/6, Tân Hoa xã dẫn lời ông Mạnh Kiến Trụ, Bí thư Ủy ban về các vấn đề Chính trị và Pháp luật của đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất hôm 29/6 rằng, cảnh sát vũ trang nên kết hợp với lực lượng an ninh địa phương để có các biện pháp ngăn ngừa bạo loạn, đồng thời nên tiến hành tuần tra cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết để bảo vệ an toàn cho người dân tại khu tự trị Tân Cương. Ảnh xe bọc thép màu trắng và xe tải quân đội xuất hiện tại Urumqi, thủ phủ Khu Tự trị Tân Cương, ngày 29/6.

Ngày 30/6, Tân Hoa xã dẫn lời ông Mạnh Kiến Trụ, Bí thư Ủy ban về các vấn đề Chính trị và Pháp luật của đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất hôm 29/6 rằng, cảnh sát vũ trang nên kết hợp với lực lượng an ninh địa phương để có các biện pháp ngăn ngừa bạo loạn, đồng thời nên tiến hành tuần tra cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết để bảo vệ an toàn cho người dân tại khu tự trị Tân Cương. Ảnh xe bọc thép màu trắng và xe tải quân đội xuất hiện tại Urumqi, thủ phủ Khu Tự trị Tân Cương, ngày 29/6.

AFP đưa tin, ngày 29/6, lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập quy mô lớn ở Khu tự trị Tân Cương. Xe tăng cùng cảnh sát có vũ trang ngăn chặn các con đường vào thủ phủ Urumq, nhiều khu vực của thành phố này bị phong tỏa cho cuộc diễn tập. Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh siết chặt an ninh tại khu vực này, sau những cuộc bạo động hôm 26 và 28/6 vừa qua. Ảnh một chiếc xe tải chở đầy lính Trung Quốc đang tuần tra tại Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương, ngày 29/6.

AFP đưa tin, ngày 29/6, lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập quy mô lớn ở Khu tự trị Tân Cương. Xe tăng cùng cảnh sát có vũ trang ngăn chặn các con đường vào thủ phủ Urumq, nhiều khu vực của thành phố này bị phong tỏa cho cuộc diễn tập. Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh siết chặt an ninh tại khu vực này, sau những cuộc bạo động hôm 26 và 28/6 vừa qua. Ảnh một chiếc xe tải chở đầy lính Trung Quốc đang tuần tra tại Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương, ngày 29/6.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, lúc 6h20 sáng 30/6, tàu nghiên cứu hàng hải mang tên Discoverer2 của Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, và hạ một lưới thép xuống vùng biển này. Trước đó, tàu Discoverer2 đã đi vào EEZ của Nhật Bản 3 lần, vào hôm 17,18 và 23/6.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, lúc 6h20 sáng 30/6, tàu nghiên cứu hàng hải mang tên Discoverer2 của Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, và hạ một lưới thép xuống vùng biển này. Trước đó, tàu Discoverer2 đã đi vào EEZ của Nhật Bản 3 lần, vào hôm 17,18 và 23/6.

Phát biểu trong chuyến thăm Nam Phi, ngày 29/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng: “Tôi không cảm thấy lo ngại về việc này, tôi thấy đó là điều tốt”, ông Obama nói khi nhận xét Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác đang ngày càng gia tăng làm ăn tại châu Phi. Một báo cáo của Van phòng thống kê Chính phủ Mỹ cho biết, năm 2011, xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi gấp 3 lần của Mỹ. Ảnh Tổng thống Mỹ thăm đảo Robben sáng ngày 30.6, nơi giam cầm cựu tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela suốt 18 năm. (Tổng hợp theo TNO, TTXVN…)

Phát biểu trong chuyến thăm Nam Phi, ngày 29/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng: “Tôi không cảm thấy lo ngại về việc này, tôi thấy đó là điều tốt”, ông Obama nói khi nhận xét Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác đang ngày càng gia tăng làm ăn tại châu Phi. Một báo cáo của Van phòng thống kê Chính phủ Mỹ cho biết, năm 2011, xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi gấp 3 lần của Mỹ. Ảnh Tổng thống Mỹ thăm đảo Robben sáng ngày 30.6, nơi giam cầm cựu tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela suốt 18 năm. (Tổng hợp theo TNO, TTXVN…)